Blog cho người khởi nghiệp

https://bloggerkhoinghiep.com:443


Trí tuệ cảm xúc - Yếu tố quan trọng giúp bạn thành công

Bạn đọc ở đâu đó người ta hay nói về Trí tuệ cảm xúc hay là chỉ số EQ. Bạn đọc thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc  (TTCX) trong công việc và cuộc sống. Vậy TTCX là gì!? Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc là gì
Tri-tue-cam-xuc
tri tue cam xuc
 
Bạn đọc ở đâu đó người ta hay nói về Trí tuệ cảm xúc hay là chỉ số EQ. Bạn đọc thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc  (TTCX) trong công việc và cuộc sống. Vậy TTCX là gì!? Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc là gì?
Bạn là một người khởi nghiệp hàng ngày phải giao tiếp với nhiều mối quan hệ và điều quan trọng bạn là người lãnh đạo dẫn dắt con thuyền của mình đi đến thành công. Hơn ai hết bạn cần tìm hiểu về chỉ số EQ (Trí tuệ cảm xúc) của mình. 
 

Trí tuệ cảm xúc

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người rất tinh tế, giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin…

 Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân…

 Đó là những người có trí tuệ cảm xúc cao. Họ hiểu rất rõ về bản thân, kiểm soát được cảm xúc của chính mình, họ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác và xây dựng được các mối quan hệ tích cực.

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn sống lạc quan, biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn  và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Từ đó, biết thông cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâm đến người khác nên có cuộc sống cởi mở và chân thành, dễ thích nghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua nghịch cảnh.

Người  có trí tuệ cảm xúc thấp không tạo được những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay trong mối quan hệ bạn bè, gia đình. Không thể làm chủ cảm xúc bản thân, thiếu sự nhẫn nại và chịu đựng trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

1. Hiểu rõ bản thân: Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ. Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

2. Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình trở nên quá giận dữ , không có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

3. Giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài. Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả.

4. Biết cảm thông: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực

 5. Kỹ năng giao tiếp: Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có các kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành công của mình trước tiên. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

Trí tuệ cảm xúc có thể là chìa khóa để thành công trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong sự nghiệp. Khả năng quản lý con người và mối quan hệ là rất quan trọng đối với tất cả các nhà lãnh đạo.

Nguồn: Theo mindtools.com  Sưu tầm: Blogger khởi nghiệp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây