LEADER KHÁC MANAGER NHƯ THẾ NÀO.
- Thứ bảy - 11/02/2017 11:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mình giải luôn hén.
Leader là người làm đúng việc (do the right things), và manager là người làm việc đúng (do the things right).
Leader đề ra chiến lược (Strategy), còn manager là người quản lý và kiểm soát công việc đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo (Planning). (Ngày, tuần, tháng, quí, 1H, 2H).
Vậy, trong trường hợp Leader ra chiến lược sai, người manager có làm đúng thì tổ chức vẫn không khá nổi. còn nếu người leader làm chiến lược đúng, manager hoạch định chiến lược đó đúng timeline, chọn đúng chiến thuật, chọn đúng nhân sự thực thi và phân bổ công việc, giải quyết các vấn đề nội bộ cho đúng với những gì nhà chiến lược đề ra và định hướng, thì công ty sẽ thành công.
Lãnh đạo không cần phải quản lý (không cần khác không biết hen), nhưng ngược lại; nhà quản lý hiển nhiên phải cần leadership (khả năng lãnh đạo).
Đơn giản thế thôi, mình thích đơn giản (Simplicity Orientation)
Phần 1 - Một số điểm ngắn gọn đúc kết được của một quản lý tốt: (Lãnh đạo để bài khác hén).
- Họ là nhà quản lý có phong cách chuyên nghiệp (professional management) chứ không phải là nhà quản lý. Nghe kỳ ha, không kỳ đâu. CEO hay Director chỉ là Tittle (Chức vụ), còn việc anh làm được gì với chức vụ đó, đó là điều tôi mong muốn và quan tâm.
Vậy tại sao phải là chuyên nghiệp, kết quả tạo ra mà anh không rõ nguyên nhân vì sao anh tạo được, tức là anh …chưa chuyên nghiệp. Anh chưa chuyên nghiệp mà anh tạo ra kết quả, nghĩa là anh may mắn. Nhưng anh chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc anh…tạo ra kết quả liên tiếp và dĩ nhiên, anh là người rõ hơn ai hết vì sao anh đạt được kết quả đó.
Vậy bạn cần CEO hay cần CEO chuyên nghiệp?
- Chuyên nghiệp nghĩa là anh không đổ thừa hoàn cảnh, “vì, là, tại, bị” là những cụm từ không có trong từ điển của người quản lý chuyên nghiệp. Cho dù anh có gặp những vấn đề khách quan, anh cũng không được phép đổ lỗi, lỗi chẳng qua là anh chưa lường hết rủi ro, có nhiêu đó thôi.
- Đạo đức nghề quản lý: Không cần biết anh cố tình hay vô ý, nhưng anh cướp công của nhân viên mình, đó là dấu hiệu của một nhà quản lý thiếu chuyên nghiệp.
Nhà quản lý chuyên nghiệp luôn có tư duy mong muốn nhân viên phát triển lên vị trí của mình. Performance của quản lý chính bằng performance của tất cả nhân viên anh ta đang quản, việc giấu nghề hoặc sợ mất vị trí không phải là dấu hiệu của một nhà quản lý chuyên nghiệp có…leadership tốt.
Khả năng và nội lực khác nhau, có người cả đời làm việc nhưng không thăng tiến, vì nội tại có hạn. Nếu anh phát hiện ra nội tại của nhân viên, tốt nhất là anh nên khai phát, khai phá họ. Anh biết đấy, Lưu Bị không nhất thiết phải giỏi vỏ như Triệu Tử Long.
Tôi mong nhân viên giỏi hơn mình, để tui có thời gian đi chơi với gấu. ahuhu
- Nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ … rất nghiêm khắc với nhân viên; tuy nhiên sẽ là người đứng ra lãnh tội với cấp trên cho dù không phải lỗi của mình. Hãy thử tưởng tượng nhân viên biết bạn nhận tội thay họ với cấp trên, à mà thôi tôi đoán luôn, hôm sau kết quả công việc thay đổi thấy rõ, tăng 200% mới chết.
Chẳng có âm mưu hay ủ mưu gì ở đây cả, chẳng có một ai chống lại anh để mà làm gì, chẳng ai vào làm việc để lật đổ cái ghế này của anh, anh quản lý ạ. Không có nhân viên tồi, chỉ có sếp chưa đủ tốt, thế thôi. 99% nhân viên vào làm việc, đều mong muốn cống hiến hết mình, vì sự phát triển của họ trước, và cũng vị sự phát triển của chính công ty.
1% ngựa chứng, không bàn; vì chúng ta đang đứng trên góc nhìn của số đông.
Thế nhà quản lý hay bị ghét ở những trường hợp nào?
- Hứa mà không làm: Một khi tôi không làm được, tôi sẽ không hứa, nhưng một khi đã hứa tôi sẽ take note cẩn thẩn để thực hiện lời hứa đó.
Tôi không vẽ một bức tranh thật huyền diệu và đẹp đẽ trước mắt nhân sự của tôi. Tôi làm ngược lại, tôi cùng ngồi với họ và chia sẻ tình trạng thực sự của công ty và cùng nhau tìm ra giải pháp. À rất hay ho, đồng sự của tôi đều cùng chung góp ý kiến để giải quyết sự vụ hơn là tin vào những điều tôi vẽ ra; có phần chưa thành sự thật.
- Hình ảnh của nhà quản lý trước sau phải thống nhất, không thể trước mặt khách hàng làm bộ chính trực, sau mặt lại thể hiện một bộ mặt khác với nhân viên mình.
- Vô trách nhiệm: Đổi gió nghe kể chuyện đi.
“Sao em chưa về?”
“Huhu anh ơi cái dự án này, kĩ thuật về mất tiêu rồi mà chìu này em phải gửi”
Cô bé NV đang thiếu bình tĩnh đến nỗi các hành động của cô không còn được gọn gàng như thông thường nữa, cô nhấc máy điện thoại lên, điện thoại gọi không được, cô vấp phải cái ghế, lòng cô khó chịu, cô quay số, số không có tín hiệu. Dường như mọi thứ … đang chống lại cô.
“Em bình tĩnh lại, anh ở lại với em, mọi chuyện nhỏ thôi, không có gì phải rối cả, SĐT của anh trưởng phòng kĩ thuật đây, cái này chỉ việc xuất file là được, không khó như em nghĩ đâu”.
Sau khi giải quyết được rồi thì tôi ra về. Tới nhà không quên gọi cho cô bé ấy.
“Alo, em gửi cho khách hàng chưa, có vấn đề gì không?”
“Không anh ạ, em cảm ơn anh, mà anh gọi em có gì không anh?”
“Anh gọi hỏi thăm em thôi, gửi cho khách xong là ok rồi, về nghỉ ngơi đi nhé.”
“Dạ, hì. Em cảm ơn anh rất nhiều”. hiu hiu hiu
Phân tích tâm lý: Cô gái này là một cô gái rất nhanh và chủ động, là gà nòi của tôi. Nhưng chỉ vì trong TH mọi người… đã về hết. Còn mình cô ở lại, nôn nóng của tuổi trẻ làm các hành động của cô không còn được trơn tru nữa, mọi thứ lúc đó cho dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn nhất.
Trấn an bằng cách nói rằng vấn đề này nhỏ thôi (nhỏ thiệc), anh ở lại với em (hết cô đơn har), đưa điện thoại anh cho em gọi. (Lưu ý là của anh nha).
Ra về, 30 phút sau khi chia tay gọi lại thể hiện sự quan tâm, tránh TH mình đi bỏ lại cô bé bơ vơ một mình, tâm lý còn một mình cô đơn và cảm giác bị bỏ mặc. Và ngày hôm sau, cô đến công ty 7 rưỡi so với 8 giờ, cô làm việc gấp 150% so với bình thường chẳng đợi tôi nhắc nhở.
Bạn là một nhà quản lý trách nhiệm hay vô trách nhiệm?
- Không sâu sát nhân viên: Nhân viên làm gì cũng không biết, nhân viên có nguyện vọng gì cũng bí đặc, nhân viên đang buồn bực, thất vọng cũng …hết sức vô tư. Nhân viên đang có vấn đề khúc mắc còn bạn vẫn...đẹp zai lai láng. Thì rõ ràng bạn là một quản lý chưa tốt.
- Độc tài, lại hay lấy le: Cái này thuộc về phạm trù nhân cách xã hội, nếu có như vậy thật, bạn đang mất điểm trầm trọng trong mắt nhân viên của mình.
Hãy soi gương chính mình, có khi bạn đang là “sói ca” trong cơn ác mộng hằng đêm của nhân viên.
Các chức năng chính của nhà quản lý: Hoạch định chiến lược, tổ chức hệ thống, lãnh đạo và kiểm soát.
- Mô tả công việc
- Giao việc, giải thích rõ ý nghĩa công việc và kì vọng đạt được.
- Huấn luyện, lãm mẫu.
- Làm gương và dẫn dắt đội ngũ.
Kiểm soát chứ không phải kiểm tra. Kiểm soát là phòng ngừa sự vụ không cho nó có cơ hội xảy ra. Sếp mà "chỉ chờ" nhân viên đi muộn bắt quả tang để…trừ lương là hổng có được òi. Chỉ chờ trong ngoặc kép, hiểu cho đúng hen.
Nhân viên đi làm vì lợi ích của họ. Không phải vì lợi ích của công ty. Insight là nó như thế, đừng cố bẻ gãy mà làm gì. Tôi đi làm việc cho Tây, có một câu này tôi vẫn hay dùng làm cho mình hay nhân viên mình.
“Em không làm việc vì công ty, em làm việc vì sự phát triển của bản thân em, để khi em không làm cho anh nữa, em đi bất kì đâu em đều có thể…cân được hết”.
Theo bạn kết quả sẽ là gì nhỉ? Tâm lý con người mà, cái gì cũng phải vì bản thân mình trước, sòng phẳng với nhau đi đã, rồi hẵng nói chuyện tình cảm. Đổi lại, kết quả CV của nhân sự luôn ở ngưỡng cao nhất.
99% sẽ là như vậy, còn 1% ngựa chứng, tôi cũng không bàn, vì họ không phù hợp văn hóa công ty tôi.
Vai trò của nhà quản lý
- Chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng: Tuyên bố đi, nếu các kết quả định lượng và định tính sau 6 tháng - 1 năm không như cam kết, tôi xin từ chức.
- Truyền thông nội bộ: Giải thích rõ ràng và có khả năng giao việc. Một sai lầm thường thấy của các thợ giỏi làm quản lý đó là khả năng giao việc. Giao việc không được, thế là tự làm luôn. Thiếu kiên nhẫn, training thấy lâu tiến bộ, thế là buông bỏ, còn trách nhân sự mình nữa chứ (ahuhu); hãy tự trách khả năng training của mình. Không phải lỗi của nhân viên.
Tôi lại nhắc lại. Không có nhân viên tồi, chỉ có quản lý kém.
Thư gửi nhân viên: EM KHÔNG NÊN LÀM VIỆC NHIỀU THƯ GỬI NHÂN VIÊN
- Ra quyết định. Làm quản lý mà khách hàng hỏi không tự ra quyết định được mà nhờ cậy ý kiến của cấp trên, vế trước không có trong từ điển của nhà quản lý chuyên nghiệp. Hãy đẹp trai và bản lĩnh, tự đong đếm lợi ích và sự hợp lý, phân tích tất cả các góc cạnh vấn đề về customer insight (nhu cầu ẩn chứa của KH) và customer relationship (mối quan hệ với họ), để ra quyết định ngay. Thời điểm là sống còn.
Các kỹ năng cuối cùng:
- Chuyên môn, rành công cụ: Không rành nói ai nghe.
- Nhân sự.
- Tư duy.
Nếu bạn đang làm quản lý mà dành hơn ¾ thời gian cho việc làm chuyên môn, xin chia buồn cùng bạn.
Thống kê thú vị cuối bài: 80% nhà quản lý không có kế hoạch ngày, tuần chứ đừng nói đến quí hay 1H, 2H.
Professional management cơ bản là thế, sâu hơn mời cà phê. Hihi
"Hãy tự tin, đẹp trai, bản lĩnh và cầm trịch cuộc chơi".
Phung Le Lam Hai
Program Director at azProfile