Blog cho người khởi nghiệp

https://bloggerkhoinghiep.com:443


Bẫy năng lực trung bình là gì và nó quyết định thu nhập bạn thế nào?

Bạn có biết về thuật ngữ năng lực trung bình là gì không?
FB IMG 1681614093691
[ 500 Anh Em Nên đọc] 
Đọc 1 lần kiếm thêm 10% thu nhập, đọc 10 lần, thì thu nhập tăng 200%] 

Bẫy thu nhập trung bình (middle-income trap) là một thuật ngữ để chỉ các quốc gia sau khi đạt tới một mức độ thu nhập nào đó (theo Ngân Hàng Thế Giới thì là $1,000 - $12,000) thì đi ngang, thập chí bị tuột lại vì các lợi thế cạnh tranh trước đây (nhân sự rẻ, tài nguyên sẵn có, vị thế địa lý, v.v...) không còn đủ để cạnh tranh trong một sân chơi với các đối thủ cạnh tranh lớn hơn. 

Trong công việc cũng có một loại gọi là bẫy năng lực trung bình... mình cũng chả biết có từ này không nhưng mình thấy liên quan và tiện mồm thì mình gọi nó thế thôi.

Bẫy năng lực trung bình là khi một số bạn trẻ đi làm được một số năm nhất định (3-5 năm) thì nhờ có năng lực chuyên môn tương đối nên được sếp cân nhắc lên vị trí cao hơn hoặc chuyển qua một công ty khác thì lên vị trí cao hơn, thường là quản lý một team nhỏ hoặc vừa phải. 
Lúc này nhiều bạn rơi vào các khó khăn trong vai trò mới:

- Không đạt được mục tiêu cho cá nhân và đội ngũ
- Nhân sự bên dưới không nghe lời, không nể phục
- Không có sự ủng hộ hoặc bị cô lập bởi các teams khác
- Sự hài lòng của cấp trên với kết quả công việc bị giảm sút
V.v...

Phản ứng của các bạn khi rơi vào tình trạng này thường là:

- Chuyển việc mới, reset game, thử lại nhưng vẫn gặp tình trạng tương tự
- Đổ lỗi cho tính chất công việc, cho sếp cũ, cho đồng nghiệp cũ
- Tự trách bản thân, tự nhục, tự thất vọng
- Mất năng lượng, mất động lực và mất tự tin

Có khả năng là các bạn đang bị vướng trong cái bẫy năng lực trung bình của chính bản thân mình. Có vài yếu tố chủ yếu là từ tư duy cứ tưởng mình giỏi:

- Chuyên môn của bạn cũng bình thường nhưng trước đây chỗ cũ mặt bằng năng lực chung thấp nên các bạn tưởng mình xuất sắc

- Ngay cả khi chuyên môn của bạn tốt thật sự đi nữa thì nó cũng chỉ là 1 loại năng lực. Làm quản lý cần nhiều hơn chỉ là chuyện chuyên môn. 

- Thành tựu của các bạn trước đây có thể đạt được là do đồng đội các bộ phận khác xuất sắc, do sếp tạo điều kiện, do yếu tố văn hóa doanh nghiệp cho phép bạn làm thứ bạn làm, v.v...

- Thành tựu của các bạn chưa chắc đã là thành công của công ty, ví dụ chạy được vài chục ngàn leads / tháng nhưng công ty vẫn thua lỗ (mà bạn còn không biết) thì cũng không nên quá tự tin

- Trước đây thấy mình làm hiệu quả là do có sếp đứng ra gánh giúp áp lực từ trên nên bạn lo tập trung được chuyên môn không bị mất tập trung, giờ vừa phải gánh chuyên môn vừa lo team, vừa chịu áp lực từ trên
- Năng lực của bạn là loại năng lực chỉ-dùng-một-lần, tức là chỉ xài được ở công ty, ở ngành đó, ở hoàn cảnh đó nhưng đem ra chỗ khác thì không xài được nhưng bạn lại không hiểu chuyện đó

- Tự mình làm thì ổn nhưng giúp người khác làm được việc của họ thì không thành ra cuối cùng cái gì cũng phải xắn tay áo vào làm xong rồi than mệt, rồi lại phải đi thiền đi chạy bộ đi này kia cho bớt áp lực

- Kém khả năng nhận thức tình hình chung, cho rằng người khác phải tự có năng lực giải quyết, tự hiểu vấn đề và tự chủ động mà không rõ rằng có nhiều yếu tố tác động 
- V.v...

Vậy làm sao để thoát khỏi cái bẫy năng lực trung bình do chính mình tạo ra?

Góc rễ của vấn đề là do các năng lực cạnh tranh sẵn có trước đây của bạn đã không còn cạnh tranh lắm nữa. 
Trong một sân chơi lớn hơn, ngưới tài nhiều như nấm, đám trẻ thì ngày càng nhanh nhạy, AI ngày càng thay thế dần những kỹ năng lập lại. 

Muốn thoát khỏi cái bẫy năng lực trung bình này bạn cần một tư duy thay đổi hoàn toàn từ cái suy nghĩ cũ của mình đã gầy dựng nên từ nhiều năm làm các công việc trước đây. Nếu bạn muốn một kết quả khác đi thì đơn giản là bạn phải làm khác đi:

- Tự tin phải đi kèm với năng lực tự vấn - biết năng lực mình ổn chỗ nào nhưng cũng hiểu là mình còn nhiều chỗ phải học

- Tự tạo ra các cơ hội để cải thiện năng lực của mình bằng nhiều cách: chia sẻ (blog, podcast, tiktok), kết nối người làm khác mảng đang làm, làm mentee của người giỏi hoặc làm mentor cho người trẻ hơn, v.v...

- Kiềm hãm lại suy nghĩ kiểu khi bước vào một chỗ mới thì cho rằng tất cả những gì đội ngũ trước làm là vô giá trị và mình vào đây là để xây mới
- Không cần phải chơi thân với nhân viên nhưng là chỗ dựa vững chắc về mặt chuyên môn để các bạn có thể nhờ cậy
- Học cách làm việc và giao tiếp rõ ràng với người khác / team khác
- Học cách chịu áp lực và đối diện với áp lực
- Bớt lên mạng than, bớt stories nói bóng gió công việc, team cũ hay team mới thấy đều tưởng bạn nói về họ
- Bớt đi Đà Lạt, lo tập trung giải quyết các vấn đề nội tại vì chỉ giải quyết xong thì tâm mới an mà chơi được
- Bớt tự nhục, tự thất vọng. Đồng ý là cần tự vấn biết yếu điểm nhưng xong rồi thì lo cắm đầu mà sửa chữa chứ không phải tự vấn xong rồi trầm cảm rồi lại phải đi Đà Lạt kéo mood. Stop. Running. Away.

- Bẫy năng lực trung bình là thứ ai cũng phải đi qua. Bạn vượt qua nó trong 1-2 năm hay trong 5-7 năm hoặc vướng hoài trong đó đều là do chọn lựa.

Nguồn: Sưu tầm trên mạng - Anh Bùi Quang Tinh Tú
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây