CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, LÀ LÀM GÌ?
- Thứ sáu - 05/07/2019 14:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mở có cái xe bánh mì cũng bày đặt chiến lược kinh doanh ghê gớm. Đó là nhận xét của đa số người khi đọc tới đoạn này. Nhưng lại chỉ đúng với cơ số người có tư duy chiến lược tốt. Vậy anh đã làm gì?
Một anh chàng vừa phá sản công ty triệu đô. Số tiền còn lại của anh chỉ đủ để mở một chiếc xe bánh mì nho nhỏ. Anh đang đứng trước nguy cơ, nhà không, vườn trống và vợ con phải ra đường ở. Phải làm gì đây. Thân chí trai làm sao để vợ con khổ được. Cũng may nhờ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc lập chiến lược kinh doanh (Business Strategy) và triển khai nó tại đơn vị … vừa phá sản.
Nên có khi anh vẫn đủ khả năng và kiến thức vận dụng phù hợp cho việc … mở bán chiếc xe bánh mì sắp tới. Chà, nghe có vẻ phức tạp har.
Mở có cái xe bánh mì cũng bày đặt chiến lược kinh doanh ghê gớm. Đó là nhận xét của đa số người khi đọc tới đoạn này. Nhưng lại chỉ đúng với cơ số người có tư duy chiến lược tốt. Vậy anh đã làm gì? Để vạch chiến lược kinh doanh cho cái xe bánh mì nuôi sống gia đình anh qua ngày, anh cần có một sự tổng hợp và khảo sát thị trường xung quanh khu vực anh tính để xe bánh mì bán: Vĩ mô, vi mô và cả thị trường và phân tích ngành, bánh mì nói riêng và F&B nói chung. Vĩ mô là các yếu tố pháp lý, ví dụ gần đây anh nhận thấy nhà nước đang cấm một số tuyến đường trọng điểm để làm thông thoáng vỉa hè. Anh phải loại các tuyến đường này ra. Nếu không doanh thu sẽ giảm, có khi còn phải chịu thiệt hại rủi ro vì bị tịch thu tài sản cố định … cuối cùng còn lại của mình để nuôi sống gia đình nữa. Chưa kể anh phải trừ ra một khoản ngân sách để nộp cho ... an ninh trật tự địa phương, có thể họ sẽ bắt anh trong trường hợp xấu nhất. Anh nghĩ rằng mình không thể nghĩ tới trường hợp tốt nhất được, mà phải tưởng tượng ngay cả trường hợp rủi ro nhất mình có thể gặp phải trong công việc kinh doanh.
Yếu tố về công nghệ làm bánh mì, anh nhận ra các đơn vị khác giá trị vật lý của bánh mì gần như giống nhau. Đây là một sản phẩm tiêu dùng phù hợp với đa phần dân số của Vietnam, khách vãng lai và khu dân cư tập trung khoảng bán kính 200m đổ lại. Văn hóa và hành vi tiêu dùng: Mức giá anh bán là 12 – 15k. Anh sẽ không chọn quận 2, Phú Mĩ Hưng vì họ không thích ngồi xổm, đứng mua bánh mì, hay chỉ đơn giản vì cái giá làm họ nghĩ rằng có lẽ đây là bánh mì … Trung Quốc. Thật ra hổng phải. Nhưng khách hàng mà, họ thích thì họ cứ nghĩ là hàng… không tốt thôi. Trong trường hợp có bán ở đây thì phải bán giá 20k thì mới được à nha. 10k đích thị là bánh Trung Quốc. Sau khi phân tích các vấn đề vĩ mô, anh chọn một tuyến đường phù hợp với ngân sách, tài chính và sản phẩm, định vị, bao bì tại thời điểm đó. Vi mô là phân tích xem các đối thủ của mình gần đó: Quán phở, quán bún bò, xe bánh mì khác, quán xôi, quán hủ tiếu, hoành thánh, cháo, quẩy… xung quanh đó đang … làm gì, mức giá ra sao, có điểm gì khác biệt về sản phẩm khiến người dân ăn … là ghiền không. Khách hàng của anh là ai: Sinh viên, công sở, giới lao động gần khu công nghiệp? Hành vi tiêu dùng của họ bạn có hiểu không.
Đối với sản phẩm tiêu dùng chỉ cần dễ ăn, giá thành hợp lý và xởi lởi trong việc buôn bán (dịch vụ) thì cũng đủ tạo sự khác biệt. Việc sử dụng một xe bánh mì hoành tráng có phù hợp với sinh viên, giới lao động, công nhân hay không, nếu họ là khách hàng của anh. Có lẽ không. Nhà cung cấp (Key partners) của anh là ai? Chi phí, nguyên vật liệu là gì: Bành mì, bột, chả, pa tê, tương ớt, bịch ni lông, tăm, giấy gói, ớt tiêu, hành sả…
Và có đối thủ (Competitor analysis) hiện tại hoặc có ai đang có ý đồ nhảy vào cạnh tranh thị phần với anh tại khu vực đó không nhỉ? Đối thủ có điểm gì mình có thể làm được (POP), và họ có điểm khác biệt (POD) nào như công nghệ, bí quyết gia truyền, hương liệu nhập ngoại, có cô gái bán bánh mì xinh đẹp, có con cún dễ thương, đáng yêu vuốt ve….tại điểm bán hay không? Và bạn có cách nào, lý do để tin nào (reason to believe) để chứng minh, hoặc khiến họ chọn bạn mà không chọn những đối thủ khác? Rồi việc bán một xe bánh mì hiện tại chỉ là kế hoạch ngắn hạn, bạn có cách nào làm dài hạn và bền vững hơn so với tình hình vĩ mô và pháp lý đang thắt chặt hiện tại? Bạn phát triển đến một lúc nào đó ổn định rồi bạn có cách nào nhân đôi chuỗi bánh mì hoặc phát triển mô hình kinh doanh nào … cho bền vững hơn không? Và những thứ tôi kể trên, chính là công việc cơ bản để bắt đầu lập chiến lược kinh doanh cho xe đẩy bánh mì của anh chàng nọ. Rõ ràng khi thông qua một công cuộc phân tích chiến lược bài bản, thì bạn mới biết và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp mình nên đi như thế nào cho tiết kiệm chi phí, làm đúng ngay từ đầu (do the right things at the first time) và đầu tư những đống vốn ít ỏi, thậm chí mang tính sống còn trong thời điểm hiện tại… mà cụ thể ở đây là xe đẩy bánh mì của anh chàng trên.
Chiến lược kinh doanh không phải là công việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh hay hoạch định kế hoạch kinh doanh ngay. Chiến lược kinh doanh là trả lời câu hỏi “tại sao”? Tại sao chọn cái này mà không chọn cái khác, và nếu lựa chọn thì lựa chọn trên cơ sở lập luận, tổng hợp thông tin, công cụ và cơ sở khoa học nào? Bạn đã phân tích thấu đáo tất cả các yếu tố thuộc về vĩ mô, vi mô có thể xảy ra trong 1 – 3 năm tới hay chưa? Và dĩ nhiên nếu làm đại mà thành công thì không có gì đáng bàn, nhưng thất bại mà biết rõ nguyên nhân vì sao thì sẽ học được bài học quí giá. Đây là câu chuyện cơ bản áp dụng cho ... một chiếc xe đẩy bánh mì, dành cho những ai muốn tìm hiểu về chiến lược kinh doanh cơ bản. Tôi nhận ra chúng ta có 3 giai đoạn tiếp thu kiến thức: Kiến thức mới, thẩm thấu ở mức độ phức tạp, hiểu sâu để tinh giản và chắt lọc cho phù hợp với trường hợp của mình. Và hơi đáng buồn khi nhìn vào tương tác ở một vài bài gần đây liên quan tới Business Strategy, các bạn chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nếu muốn lập chiến lược kinh doanh bài bản, hãy đi chậm, chắc, hiểu đúng thuật ngữ và nội hàm của nó, ý đồ truyền tải của tác giả, đó là công việc bảo vệ bạn, hạn chế sốc kiến thức, tẩu hỏa nhập ma, thành ra xáo rỗng và thiếu thực tiễn; không có khả năng áp dụng được, mà không áp dụng được thì sẽ bỏ ngang và chỉ là nguyên liệu linh tinh trong các cuộc nói chuyện trên bàn nhậu. Hiểu "đúng" trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì, sẽ tốt cho bạn. Nhớ nghen, chiến lược là trả lời câu hỏi tại sao, tại sao chọn cái này mà không chọn cái khác, tại sao phải chọn định hướng này mà không chọn định hướng còn lại. Hãy tạm quên tầm nhìn, sứ mệnh hay hoạch định kế hoạch khi mà các bạn còn chưa xác định được phương hướng. (Strategic Direction) Không hiểu còn hơn hiểu sai hoặc hiểu không trọn vẹn. Như thế rất nguy hiểm. :)
Nguồn: Phung Le Lam Hai - Quản trị và Khởi nghiệp.
Sưu tầm và biên soạn bởi Blogger khởi nghiệp
Nên có khi anh vẫn đủ khả năng và kiến thức vận dụng phù hợp cho việc … mở bán chiếc xe bánh mì sắp tới. Chà, nghe có vẻ phức tạp har.
Mở có cái xe bánh mì cũng bày đặt chiến lược kinh doanh ghê gớm. Đó là nhận xét của đa số người khi đọc tới đoạn này. Nhưng lại chỉ đúng với cơ số người có tư duy chiến lược tốt. Vậy anh đã làm gì? Để vạch chiến lược kinh doanh cho cái xe bánh mì nuôi sống gia đình anh qua ngày, anh cần có một sự tổng hợp và khảo sát thị trường xung quanh khu vực anh tính để xe bánh mì bán: Vĩ mô, vi mô và cả thị trường và phân tích ngành, bánh mì nói riêng và F&B nói chung. Vĩ mô là các yếu tố pháp lý, ví dụ gần đây anh nhận thấy nhà nước đang cấm một số tuyến đường trọng điểm để làm thông thoáng vỉa hè. Anh phải loại các tuyến đường này ra. Nếu không doanh thu sẽ giảm, có khi còn phải chịu thiệt hại rủi ro vì bị tịch thu tài sản cố định … cuối cùng còn lại của mình để nuôi sống gia đình nữa. Chưa kể anh phải trừ ra một khoản ngân sách để nộp cho ... an ninh trật tự địa phương, có thể họ sẽ bắt anh trong trường hợp xấu nhất. Anh nghĩ rằng mình không thể nghĩ tới trường hợp tốt nhất được, mà phải tưởng tượng ngay cả trường hợp rủi ro nhất mình có thể gặp phải trong công việc kinh doanh.
Yếu tố về công nghệ làm bánh mì, anh nhận ra các đơn vị khác giá trị vật lý của bánh mì gần như giống nhau. Đây là một sản phẩm tiêu dùng phù hợp với đa phần dân số của Vietnam, khách vãng lai và khu dân cư tập trung khoảng bán kính 200m đổ lại. Văn hóa và hành vi tiêu dùng: Mức giá anh bán là 12 – 15k. Anh sẽ không chọn quận 2, Phú Mĩ Hưng vì họ không thích ngồi xổm, đứng mua bánh mì, hay chỉ đơn giản vì cái giá làm họ nghĩ rằng có lẽ đây là bánh mì … Trung Quốc. Thật ra hổng phải. Nhưng khách hàng mà, họ thích thì họ cứ nghĩ là hàng… không tốt thôi. Trong trường hợp có bán ở đây thì phải bán giá 20k thì mới được à nha. 10k đích thị là bánh Trung Quốc. Sau khi phân tích các vấn đề vĩ mô, anh chọn một tuyến đường phù hợp với ngân sách, tài chính và sản phẩm, định vị, bao bì tại thời điểm đó. Vi mô là phân tích xem các đối thủ của mình gần đó: Quán phở, quán bún bò, xe bánh mì khác, quán xôi, quán hủ tiếu, hoành thánh, cháo, quẩy… xung quanh đó đang … làm gì, mức giá ra sao, có điểm gì khác biệt về sản phẩm khiến người dân ăn … là ghiền không. Khách hàng của anh là ai: Sinh viên, công sở, giới lao động gần khu công nghiệp? Hành vi tiêu dùng của họ bạn có hiểu không.
Đối với sản phẩm tiêu dùng chỉ cần dễ ăn, giá thành hợp lý và xởi lởi trong việc buôn bán (dịch vụ) thì cũng đủ tạo sự khác biệt. Việc sử dụng một xe bánh mì hoành tráng có phù hợp với sinh viên, giới lao động, công nhân hay không, nếu họ là khách hàng của anh. Có lẽ không. Nhà cung cấp (Key partners) của anh là ai? Chi phí, nguyên vật liệu là gì: Bành mì, bột, chả, pa tê, tương ớt, bịch ni lông, tăm, giấy gói, ớt tiêu, hành sả…
Và có đối thủ (Competitor analysis) hiện tại hoặc có ai đang có ý đồ nhảy vào cạnh tranh thị phần với anh tại khu vực đó không nhỉ? Đối thủ có điểm gì mình có thể làm được (POP), và họ có điểm khác biệt (POD) nào như công nghệ, bí quyết gia truyền, hương liệu nhập ngoại, có cô gái bán bánh mì xinh đẹp, có con cún dễ thương, đáng yêu vuốt ve….tại điểm bán hay không? Và bạn có cách nào, lý do để tin nào (reason to believe) để chứng minh, hoặc khiến họ chọn bạn mà không chọn những đối thủ khác? Rồi việc bán một xe bánh mì hiện tại chỉ là kế hoạch ngắn hạn, bạn có cách nào làm dài hạn và bền vững hơn so với tình hình vĩ mô và pháp lý đang thắt chặt hiện tại? Bạn phát triển đến một lúc nào đó ổn định rồi bạn có cách nào nhân đôi chuỗi bánh mì hoặc phát triển mô hình kinh doanh nào … cho bền vững hơn không? Và những thứ tôi kể trên, chính là công việc cơ bản để bắt đầu lập chiến lược kinh doanh cho xe đẩy bánh mì của anh chàng nọ. Rõ ràng khi thông qua một công cuộc phân tích chiến lược bài bản, thì bạn mới biết và định hướng chiến lược cho doanh nghiệp mình nên đi như thế nào cho tiết kiệm chi phí, làm đúng ngay từ đầu (do the right things at the first time) và đầu tư những đống vốn ít ỏi, thậm chí mang tính sống còn trong thời điểm hiện tại… mà cụ thể ở đây là xe đẩy bánh mì của anh chàng trên.
Chiến lược kinh doanh không phải là công việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh hay hoạch định kế hoạch kinh doanh ngay. Chiến lược kinh doanh là trả lời câu hỏi “tại sao”? Tại sao chọn cái này mà không chọn cái khác, và nếu lựa chọn thì lựa chọn trên cơ sở lập luận, tổng hợp thông tin, công cụ và cơ sở khoa học nào? Bạn đã phân tích thấu đáo tất cả các yếu tố thuộc về vĩ mô, vi mô có thể xảy ra trong 1 – 3 năm tới hay chưa? Và dĩ nhiên nếu làm đại mà thành công thì không có gì đáng bàn, nhưng thất bại mà biết rõ nguyên nhân vì sao thì sẽ học được bài học quí giá. Đây là câu chuyện cơ bản áp dụng cho ... một chiếc xe đẩy bánh mì, dành cho những ai muốn tìm hiểu về chiến lược kinh doanh cơ bản. Tôi nhận ra chúng ta có 3 giai đoạn tiếp thu kiến thức: Kiến thức mới, thẩm thấu ở mức độ phức tạp, hiểu sâu để tinh giản và chắt lọc cho phù hợp với trường hợp của mình. Và hơi đáng buồn khi nhìn vào tương tác ở một vài bài gần đây liên quan tới Business Strategy, các bạn chỉ đang ở giai đoạn đầu. Nếu muốn lập chiến lược kinh doanh bài bản, hãy đi chậm, chắc, hiểu đúng thuật ngữ và nội hàm của nó, ý đồ truyền tải của tác giả, đó là công việc bảo vệ bạn, hạn chế sốc kiến thức, tẩu hỏa nhập ma, thành ra xáo rỗng và thiếu thực tiễn; không có khả năng áp dụng được, mà không áp dụng được thì sẽ bỏ ngang và chỉ là nguyên liệu linh tinh trong các cuộc nói chuyện trên bàn nhậu. Hiểu "đúng" trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì, sẽ tốt cho bạn. Nhớ nghen, chiến lược là trả lời câu hỏi tại sao, tại sao chọn cái này mà không chọn cái khác, tại sao phải chọn định hướng này mà không chọn định hướng còn lại. Hãy tạm quên tầm nhìn, sứ mệnh hay hoạch định kế hoạch khi mà các bạn còn chưa xác định được phương hướng. (Strategic Direction) Không hiểu còn hơn hiểu sai hoặc hiểu không trọn vẹn. Như thế rất nguy hiểm. :)
Nguồn: Phung Le Lam Hai - Quản trị và Khởi nghiệp.
Sưu tầm và biên soạn bởi Blogger khởi nghiệp