Là người đứng đầu công ty nhất định bạn phải biết 14 dấu hiệu tố chất của lãnh đạo giỏi.
- Thứ sáu - 27/11/2015 21:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạn đang bắt tay vào kế hoạch xây dựng Starup của mình. Bạn quan tâm tới việc mình có khả năng lãnh đạo hay không, hay bạn có tố chất để làm lãh đạo hay không, nếu không thì bạn nên thuê một người giỏi chuyên môn hơn bạn về để làm Leader cho công ty của mình. Bài viết sau đây là 14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết tố chất của một người lãnh đạo giỏi.
14 dấu hiệu chứng tỏ bạn có tố chất lãnh đạo
Bạn muốn biết mình có tố chất lãnh đạo hay không!? Người dẫn đầu một công ty hay một tổ chức cần có những tố chất nào@? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể về các biểu hiện của 1 người có tố chất lãnh đạo nhé!
Nếu sở hữu 14 dấu hiệu trong bài, bạn rất có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó.
Trải qua nhiều thế kỷ, các nhà lãnh đạo vĩ đại đã xây dựng nên những cộng đồng, những công ty lớn mạnh với những tiến bộ vượt bậc cho xã hội bằng cách sử dụng các khả năng của mình để truyền cảm hứng cho người khác hành động.
Người ta thường nhầm lẫn “lãnh đạo” là một chức danh, một vai trò hay một vị trí quyền lực. Thực tế, lãnh đạo là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau và thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác.
Với tôi, khả năng lãnh đạo tuyệt vời là một tập hợp các giá trị, thái độ và niềm tin với cuộc sống thông qua những hành động của một cá nhân trong quá trình hướng đến thành công. Vì vậy, một người có tố chất lãnh đạo không phụ thuộc vào vị trí của họ trong xã hội hay tổ chức.
Dưới đây là 14 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó.
1. Trao quyền
Lãnh đạo không phải là một vị trí quyền lực hay có đặc quyền. Trách nhiệm hàng đầu của họ là giúp đỡ và hướng dẫn người khác đạt được những gì họ mong muốn; chứ không phải là khiến người khác phục tùng những yêu cầu và công việc cá nhân.
Một nghiên cứu của trường Đại học Penn State, Claremont McKenna và Thanh Hoa chỉ ra rằng “nhà lãnh đạo trao quyền” là những người nuôi dưỡng niềm tin và tạo sự tự chủ trong công việc cho nhân viên, dẫn dắt nhóm đạt được nhiều thành công hơn và từng cá nhân làm việc hiệu quả hơn.
2. Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tốt. Nếu không có nó, những người thông minh nhất, có kỹ năng và tham vọng nhất cũng không thể thành công khi lãnh đạo.
Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách: “Lãnh đạo: Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” chỉ ra rằng ở mọi cấp bậc, trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp hai lần IQ và các kỹ năng chuyên môn trong việc tạo ra kết quả vượt trội.
Xem: Trí tuệ cảm xúc là gì - Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
3. Tư duy logic
Tư duy logic là nền tảng của lý luận. Trong nghệ thuật lãnh đạo và quản lý, tư duy logic và lý luận thường yếu thế hơn trực giác và cảm tính. Nhưng khả năng suy luận và tư duy chiến lược mới là nền tảng tạo ra kết quả cao và thành công.
4. Đặt câu hỏi tại sao
Theo các nghiên cứu gần đây, 70% lực lượng lao động Mỹ không gắn kết với công việc của họ. Vấn đề nằm ở đâu? Cảm hứng!
Simon Sinek, tác giả cuốn sách bán chạy nhất toàn cầu: “Bắt đầu với câu hỏi tại sao” giải thích rằng “Người ta không mua những gì bạn làm ra, họ mua lý do bạn làm ra nó”. Cho dù bạn đang muốn thay đổi xã hội hay xây dựng một công ty, bạn cần phải có những người ủng hộ mình. Nhà lãnh đạo tài ba sử dụng sức mạnh của câu hỏi tại sao để tìm kiếm những người có niềm tin vào bản thân và truyền cảm hứng cho họ hành động.
5. Tập trung vào các giải pháp chứ không phải vấn đề
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo tài năng và người khác là khả năng tập trung vào các giải pháp, chứ không phải vấn đề.
Henry Ford, người sáng lập Ford Motor, đã từng nói: “Bạn luôn đúng cho dù bạn nghĩ mình có thể làm được hay không làm được một việc gì đó”. Nhà lãnh đạo lớn luôn dành thời gian để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
6. Không ngừng học hỏi
Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất giới tin rằng: “Sự phát triển của trí tuệ bắt đầu từ khi bạn sinh ra và chỉ dừng lại khi bạn chết đi.”
Học hỏi suốt đời là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tuyệt vời. Khả năng thách thức những giả định hiện tại và rút ra bài học từ sự thành công hay thất bại của bản thân hay những người khác là nền tảng cho sự tiến bộ.
7. Giúp người khác trở nên tốt hơn
Nhà lãnh đạo giỏi muốn tạo ra nhiều lãnh đạo hơn nữa. Ưu tiên số một của họ chính là sự phát triển chuyên nghiệp của các thành viên trong nhóm và xây dựng được một đội có khả năng làm việc xuất sắc.
8. Tư duy khác biệt
Các nhà lãnh đạo giỏi luôn thách thức hiện trạng. Họ phá vỡ trật tự tự nhiên của sự việc để tìm ra những cách mới mẻ và đột phá để giải quyết vấn đề. Và họ thành công vì luôn sẵn sàng đặt câu hỏi, dám phê bình và tạo ra sự thay đổi khi cần thiết để tiến lên phía trước.
9. Biết cách theo sau người khác để học hỏi
Tài năng lãnh đạo hình thành từ việc đi theo những người giỏi hơn. Một người biết cách theo sau không phải là một con cừu hay một người ba phải. Họ là những người chủ động, độc lập, biết đưa ra những phê bình mang tính xây dựng. Quan trọng hơn cả, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ ở cấp bậc cao hơn mà không cần sự hiện diện của nhà lãnh đạo.
10. Nghe nhiều hơn nói
Không có ai học được bất cứ điều gì từ việc nói liên tục. Việc lắng nghe mang đến cho bạn một bức tranh toàn cảnh khi giải quyết vấn đề, giúp bạn đặt mọi thứ vào góc nhìn đầy đủ và chính xác.
11. Mạnh dạn đưa ra những lời khuyên thẳng thắn
Abraham Lincoln từng nói: “Tôi không nhất định phải giành chiến thắng, nhưng tôi nhất định phải làm đúng. Tôi không nhất định phải thành công, nhưng tôi nhất định phải sống theo lý tưởng của mình.” Điều này có nghĩa là chúng ta không nên đánh đổi những gì chúng ta tin là đúng để trục lợi cho bản thân. Đó chính là sự trọn vẹn. Một nhà lãnh đạo vĩ đại vẫn sống đúng với niềm tin của mình, ngay cả khi lời khuyên họ đưa ra không phải là điều mà những người xung quanh, cấp trên hay chính họ muốn nghe.
12. Giao tiếp một cách hiệu qủa
Khả năng lãnh đạo và giao tiếp hiệu quả luôn đồng hành với nhau. Cho dù đối phương là người ở cấp bậc cao hơn hay là những người lãnh đạo tương lai đang cần nguồn cảm hứng để hành động, một nhà lãnh đạo không thể quản lý thành công mà thiếu đi khả năng giao tiếp hiệu quả.
Phương pháp 7C: Rõ ràng, nhất quán, đáng tin cậy, tự tin, lễ độ, ngắn gọn và giàu lòng trắc ẩn (Nguyên bản: Clear, Consistent, Credible, Confident, Civil, Concise and Compassionate) của Peter Economy sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả.
13. Giàu lòng trắc ẩn
Nhà lãnh đạo giỏi quan tâm đến hạnh phúc của những người xung quanh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy lòng trung thành của nhân viên được ảnh hưởng bởi các mối quan hệ tích cực trong công việc nhiều hơn là tiền lương hàng tháng.
Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra những nhân viên trung thành bởi cách họ quan tâm đến những người xung quanh.
14. Can đảm đưa ra các quyết định lớn
Đứng ra để kêu gọi làm những việc lớn là một điều khó khăn. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn cần phải một nhà lãnh đạo phi thường. Họ không làm điều đó vì nó dễ dàng. Họ làm điều đó bởi vì họ biết rằng, trong nhiều trường hợp, không dám quyết định còn tồi tệ hơn cả việc quyết định sai.
Khả năng lãnh đạo có thể học được và danh sách này là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Bạn sẽ thêm vào danh sách này đặc điểm nào cho nhà lãnh đạo xuất sắc?
Bạn muốn biết mình có tố chất lãnh đạo hay không!? Người dẫn đầu một công ty hay một tổ chức cần có những tố chất nào@? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể về các biểu hiện của 1 người có tố chất lãnh đạo nhé!
Nếu sở hữu 14 dấu hiệu trong bài, bạn rất có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó.
Trải qua nhiều thế kỷ, các nhà lãnh đạo vĩ đại đã xây dựng nên những cộng đồng, những công ty lớn mạnh với những tiến bộ vượt bậc cho xã hội bằng cách sử dụng các khả năng của mình để truyền cảm hứng cho người khác hành động.
Người ta thường nhầm lẫn “lãnh đạo” là một chức danh, một vai trò hay một vị trí quyền lực. Thực tế, lãnh đạo là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau và thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác.
Với tôi, khả năng lãnh đạo tuyệt vời là một tập hợp các giá trị, thái độ và niềm tin với cuộc sống thông qua những hành động của một cá nhân trong quá trình hướng đến thành công. Vì vậy, một người có tố chất lãnh đạo không phụ thuộc vào vị trí của họ trong xã hội hay tổ chức.
Dưới đây là 14 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó.
1. Trao quyền
Lãnh đạo không phải là một vị trí quyền lực hay có đặc quyền. Trách nhiệm hàng đầu của họ là giúp đỡ và hướng dẫn người khác đạt được những gì họ mong muốn; chứ không phải là khiến người khác phục tùng những yêu cầu và công việc cá nhân.
Một nghiên cứu của trường Đại học Penn State, Claremont McKenna và Thanh Hoa chỉ ra rằng “nhà lãnh đạo trao quyền” là những người nuôi dưỡng niềm tin và tạo sự tự chủ trong công việc cho nhân viên, dẫn dắt nhóm đạt được nhiều thành công hơn và từng cá nhân làm việc hiệu quả hơn.
2. Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tốt. Nếu không có nó, những người thông minh nhất, có kỹ năng và tham vọng nhất cũng không thể thành công khi lãnh đạo.
Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách: “Lãnh đạo: Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” chỉ ra rằng ở mọi cấp bậc, trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp hai lần IQ và các kỹ năng chuyên môn trong việc tạo ra kết quả vượt trội.
Xem: Trí tuệ cảm xúc là gì - Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
3. Tư duy logic
Tư duy logic là nền tảng của lý luận. Trong nghệ thuật lãnh đạo và quản lý, tư duy logic và lý luận thường yếu thế hơn trực giác và cảm tính. Nhưng khả năng suy luận và tư duy chiến lược mới là nền tảng tạo ra kết quả cao và thành công.
4. Đặt câu hỏi tại sao
Theo các nghiên cứu gần đây, 70% lực lượng lao động Mỹ không gắn kết với công việc của họ. Vấn đề nằm ở đâu? Cảm hứng!
Simon Sinek, tác giả cuốn sách bán chạy nhất toàn cầu: “Bắt đầu với câu hỏi tại sao” giải thích rằng “Người ta không mua những gì bạn làm ra, họ mua lý do bạn làm ra nó”. Cho dù bạn đang muốn thay đổi xã hội hay xây dựng một công ty, bạn cần phải có những người ủng hộ mình. Nhà lãnh đạo tài ba sử dụng sức mạnh của câu hỏi tại sao để tìm kiếm những người có niềm tin vào bản thân và truyền cảm hứng cho họ hành động.
5. Tập trung vào các giải pháp chứ không phải vấn đề
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo tài năng và người khác là khả năng tập trung vào các giải pháp, chứ không phải vấn đề.
Henry Ford, người sáng lập Ford Motor, đã từng nói: “Bạn luôn đúng cho dù bạn nghĩ mình có thể làm được hay không làm được một việc gì đó”. Nhà lãnh đạo lớn luôn dành thời gian để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
6. Không ngừng học hỏi
Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất giới tin rằng: “Sự phát triển của trí tuệ bắt đầu từ khi bạn sinh ra và chỉ dừng lại khi bạn chết đi.”
Học hỏi suốt đời là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tuyệt vời. Khả năng thách thức những giả định hiện tại và rút ra bài học từ sự thành công hay thất bại của bản thân hay những người khác là nền tảng cho sự tiến bộ.
7. Giúp người khác trở nên tốt hơn
Nhà lãnh đạo giỏi muốn tạo ra nhiều lãnh đạo hơn nữa. Ưu tiên số một của họ chính là sự phát triển chuyên nghiệp của các thành viên trong nhóm và xây dựng được một đội có khả năng làm việc xuất sắc.
8. Tư duy khác biệt
Các nhà lãnh đạo giỏi luôn thách thức hiện trạng. Họ phá vỡ trật tự tự nhiên của sự việc để tìm ra những cách mới mẻ và đột phá để giải quyết vấn đề. Và họ thành công vì luôn sẵn sàng đặt câu hỏi, dám phê bình và tạo ra sự thay đổi khi cần thiết để tiến lên phía trước.
9. Biết cách theo sau người khác để học hỏi
Tài năng lãnh đạo hình thành từ việc đi theo những người giỏi hơn. Một người biết cách theo sau không phải là một con cừu hay một người ba phải. Họ là những người chủ động, độc lập, biết đưa ra những phê bình mang tính xây dựng. Quan trọng hơn cả, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ ở cấp bậc cao hơn mà không cần sự hiện diện của nhà lãnh đạo.
10. Nghe nhiều hơn nói
Không có ai học được bất cứ điều gì từ việc nói liên tục. Việc lắng nghe mang đến cho bạn một bức tranh toàn cảnh khi giải quyết vấn đề, giúp bạn đặt mọi thứ vào góc nhìn đầy đủ và chính xác.
11. Mạnh dạn đưa ra những lời khuyên thẳng thắn
Abraham Lincoln từng nói: “Tôi không nhất định phải giành chiến thắng, nhưng tôi nhất định phải làm đúng. Tôi không nhất định phải thành công, nhưng tôi nhất định phải sống theo lý tưởng của mình.” Điều này có nghĩa là chúng ta không nên đánh đổi những gì chúng ta tin là đúng để trục lợi cho bản thân. Đó chính là sự trọn vẹn. Một nhà lãnh đạo vĩ đại vẫn sống đúng với niềm tin của mình, ngay cả khi lời khuyên họ đưa ra không phải là điều mà những người xung quanh, cấp trên hay chính họ muốn nghe.
12. Giao tiếp một cách hiệu qủa
Khả năng lãnh đạo và giao tiếp hiệu quả luôn đồng hành với nhau. Cho dù đối phương là người ở cấp bậc cao hơn hay là những người lãnh đạo tương lai đang cần nguồn cảm hứng để hành động, một nhà lãnh đạo không thể quản lý thành công mà thiếu đi khả năng giao tiếp hiệu quả.
Phương pháp 7C: Rõ ràng, nhất quán, đáng tin cậy, tự tin, lễ độ, ngắn gọn và giàu lòng trắc ẩn (Nguyên bản: Clear, Consistent, Credible, Confident, Civil, Concise and Compassionate) của Peter Economy sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả.
13. Giàu lòng trắc ẩn
Nhà lãnh đạo giỏi quan tâm đến hạnh phúc của những người xung quanh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy lòng trung thành của nhân viên được ảnh hưởng bởi các mối quan hệ tích cực trong công việc nhiều hơn là tiền lương hàng tháng.
Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra những nhân viên trung thành bởi cách họ quan tâm đến những người xung quanh.
14. Can đảm đưa ra các quyết định lớn
Đứng ra để kêu gọi làm những việc lớn là một điều khó khăn. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn cần phải một nhà lãnh đạo phi thường. Họ không làm điều đó vì nó dễ dàng. Họ làm điều đó bởi vì họ biết rằng, trong nhiều trường hợp, không dám quyết định còn tồi tệ hơn cả việc quyết định sai.
Khả năng lãnh đạo có thể học được và danh sách này là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Bạn sẽ thêm vào danh sách này đặc điểm nào cho nhà lãnh đạo xuất sắc?
– HR Insider / VietnamWorks – Sưu tầm: Blogger Khởi nghiệp