BẠN ĐANG LÊN KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC (PLANNING) HAY CHỈ LÀ XẾP LỊCH LÀM VIỆC (SCHEDULING)?
- Thứ sáu - 23/12/2016 15:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vậy ai là người trong Doanh nghiệp lập Kế hoạch – planning, ai làm Lịch làm việc - scheduling? Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc điều hành thông thường là những người tạo lập Kế hoạch phát triển cho Doanh nghiệp trong ngắn hạn (thường từ 6 tháng – 1 năm), trung hạn (1 năm – 3 năm) và dài hạn (3 năm trở lên). Quản lý cấp trung – Manager và nhân viên tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là người xếp lịch làm việc thường nhật (scheduling).
BẠN ĐANG LÊN KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC (PLANNING) HAY CHỈ LÀ XẾP LỊCH LÀM VIỆC (SCHEDULING)?
Bài này mang tính lý thuyết nhưng hy vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người có định hướng đúng và thực hành đúng!
Một bản lịch làm việc (scheduling) bao gồm các đề mục công việc phải thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng quý; trong đó bao gồm thời gian thực hiện & nhân sự chịu trách nhiệm tương ứng nghĩa là phải trả lời được câu hỏi: ai, ngày nào, việc gì? Một bản lịch làm việc (scheduling) là quản trị công việc thường nhật – daily operation.
Trong khi đó bản Kế hoạch công việc (planning) dành cho một mục tiêu dài hạn hơn, thường là kế hoạch 6 tháng, kế hoạch 1 năm, kế hoạch 5 năm, 10 năm. Kế hoạch công việc (planning) là Quản trị sự thay đổi (growth hacking), tập trung vào việc xác định mục tiêu phát triển và những hành động cần thiết để tạo nên sự thay đổi, tiến bộ trong Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu dài hạn.
Kế hoạch công việc có chiến lược thực hiện (strategic) và chiến thuật thực hiện (tatics).
Chiến lược nhắm đến việc Doanh nghiệp đạt được một mô hình, định hướng kinh doanh tốt, gồm: có lợi nhuận – Profitable, khách hàng trung thành, quay lại mua hàng và sử dụng dịch vụ thường xuyên – Repeatable, và cuối cùng là dễ dàng mở rộng qui mô Doanh nghiệp – Scalable. Để đạt được những điều này, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nhắm vào những mục tiêu nhỏ hơn ở phân khúc “học tập và phát triển” cho cả Doanh nghiệp, phân khúc “qui trình, qui định” nhằm làm hệ thống vận hành trơn tru, bài bản, hạn chế tối đa sai sót, phân khúc “khách hàng” là những mục tiêu phân định rõ khách hàng mục tiêu & khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp, số lượng, tính chất…
Vậy ai là người trong Doanh nghiệp lập Kế hoạch – planning, ai làm Lịch làm việc - scheduling? Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc điều hành thông thường là những người tạo lập Kế hoạch phát triển cho Doanh nghiệp trong ngắn hạn (thường từ 6 tháng – 1 năm), trung hạn (1 năm – 3 năm) và dài hạn (3 năm trở lên). Quản lý cấp trung – Manager và nhân viên tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là người xếp lịch làm việc thường nhật (scheduling).
Một bản Kế hoạch công việc (Planning) tốt sẽ có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và có những hành động cụ thể tương ứng với từng mốc thời gian. Qua mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ có sự xem xét, sửa đổi, điều chỉnh giữa thực tế và Kế hoạch.
Hình đính kèm sẽ giúp dễ nắm bắt và dễ nhớ hơn.
Vậy, chúng ta cần xem lại mình đang thiếu cái gì cho Doanh nghiệp của mình?
Nguồn sưu tầm Group Quản trị và Khởi Nghiệp.
Biên soạn bởi: Blogger khởi nghiệp.
Bài này mang tính lý thuyết nhưng hy vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người có định hướng đúng và thực hành đúng!
Một bản lịch làm việc (scheduling) bao gồm các đề mục công việc phải thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng quý; trong đó bao gồm thời gian thực hiện & nhân sự chịu trách nhiệm tương ứng nghĩa là phải trả lời được câu hỏi: ai, ngày nào, việc gì? Một bản lịch làm việc (scheduling) là quản trị công việc thường nhật – daily operation.
Trong khi đó bản Kế hoạch công việc (planning) dành cho một mục tiêu dài hạn hơn, thường là kế hoạch 6 tháng, kế hoạch 1 năm, kế hoạch 5 năm, 10 năm. Kế hoạch công việc (planning) là Quản trị sự thay đổi (growth hacking), tập trung vào việc xác định mục tiêu phát triển và những hành động cần thiết để tạo nên sự thay đổi, tiến bộ trong Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu dài hạn.
Kế hoạch công việc có chiến lược thực hiện (strategic) và chiến thuật thực hiện (tatics).
Chiến lược nhắm đến việc Doanh nghiệp đạt được một mô hình, định hướng kinh doanh tốt, gồm: có lợi nhuận – Profitable, khách hàng trung thành, quay lại mua hàng và sử dụng dịch vụ thường xuyên – Repeatable, và cuối cùng là dễ dàng mở rộng qui mô Doanh nghiệp – Scalable. Để đạt được những điều này, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nhắm vào những mục tiêu nhỏ hơn ở phân khúc “học tập và phát triển” cho cả Doanh nghiệp, phân khúc “qui trình, qui định” nhằm làm hệ thống vận hành trơn tru, bài bản, hạn chế tối đa sai sót, phân khúc “khách hàng” là những mục tiêu phân định rõ khách hàng mục tiêu & khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp, số lượng, tính chất…
Vậy ai là người trong Doanh nghiệp lập Kế hoạch – planning, ai làm Lịch làm việc - scheduling? Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc điều hành thông thường là những người tạo lập Kế hoạch phát triển cho Doanh nghiệp trong ngắn hạn (thường từ 6 tháng – 1 năm), trung hạn (1 năm – 3 năm) và dài hạn (3 năm trở lên). Quản lý cấp trung – Manager và nhân viên tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là người xếp lịch làm việc thường nhật (scheduling).
Một bản Kế hoạch công việc (Planning) tốt sẽ có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và có những hành động cụ thể tương ứng với từng mốc thời gian. Qua mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ có sự xem xét, sửa đổi, điều chỉnh giữa thực tế và Kế hoạch.
Hình đính kèm sẽ giúp dễ nắm bắt và dễ nhớ hơn.
Vậy, chúng ta cần xem lại mình đang thiếu cái gì cho Doanh nghiệp của mình?
Nguồn sưu tầm Group Quản trị và Khởi Nghiệp.
Biên soạn bởi: Blogger khởi nghiệp.