Blog cho người khởi nghiệp

https://bloggerkhoinghiep.com:443


EPS là gì? Hiểu rõ về PE - PB Định giá doanh nghiệp chứng khoán

EPS là gì? Hiểu rõ về PE - PB Định giá doanh nghiệp chứng khoán
Cac yeu to dinh gia doanh nghiep chung khoan
**ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP DỰA VÀO EPS, P/E, P/B**
* Nối tiếp phần 1 về ROE, ROA, ROIC được nhiều bạn hưởng ứng. Nên hôm nay Ad viết thêm về 3 chỉ số khác, cũng khá chi là quan trọng và cần chú ý soi, trước khi nhà đầu tư phân tích sâu về báo cáo tài chính (BCTC). Đó là EPS, P/E, P/B.

**1. EPS (Earning Per Share)**
* Dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt nghĩa là "Tiền kiếm được trên mỗi cổ phần" hay nôm na dễ hiểu là "Lợi nhuận trên một cổ phiếu". Bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chúng ta chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp. Khá easy đúng không nào, nhưng chỉ số này theo Ad nghĩ cực kì là quan trọng đấy. Vì cái đầu tiên quan trọng nhất nó phản ánh mức độ sinh lời (bao nhiêu tiền) trên một cổ phần của doanh nghiệp, mà nhà đầu tư đang quan tâm.

* Thứ nữa một doanh nghiệp được gọi là tốt, theo kinh nghiệm của Ad thì EPS phải tăng trưởng tốt hằng quý, hằng năm. Có thể vài ba quý hay 1, 2 năm gì đó trồi sụt (do khách quan). Nhưng view chung thì phải tăng trưởng đều thì mới "ngon lành cành đào".

* Bên cạnh đó chú ý đến việc chia cổ tức, phát hành thêm, bán ưu đãi, ESOP...sẽ làm giảm EPS làm mất "mỹ quan" cổ phiếu. Hạn chế những doanh nghiệp bên trên. Sự tăng trưởng của ESP (lợi nhuận) nên đi kèm với tăng trưởng của doanh thu để cho thấy mức độ tăng trưởng tốt của doanh nghiệp. Chứ lợi nhuận tăng nhưng doanh thu không tăng hoặc giảm đều thì nhiều khả năng có vấn đề?

* Cuối cùng trong công thức tính EPS có phần tử số là "Lợi nhuận sau thuế". Nên việc tính cái lợi nhuận này phải bỏ đi các hoạt động tạo lợi nhuận bất thường? Ví dụ như năm ngoái bác Vượng "bán con" (Vinmart, Vinmart+, VinEco) cho Masan, thì cục lợi nhuận to đùng ấy khi tính các bác phải trừ ra cho EPS mình nó khách cmn quan. Vì lợi nhuận bất thường chỉ xảy ra một lần và nó không đại diện cho hoạt động tạo ra doanh thu, lợi nhuận chính cho doanh nghiệp.

**2. P/E (Price/EPS)**
* Sau khi tính được EPS, thì các bác chắc chắn sẽ tính được P/E hiện tại của một doanh nghiệp. Bằng các lấy thị giá trên sàn chia cho EPS vừa tính. Ra 5, 7, 10, 69... gì đấy. Thì về P/E, đinh giá P/E nhiều sách vở hay nói hơi khó hiểu thực ra bản chất đầu tiên của chỉ số này chỉ ra: "Sau bao lâu thì các khoảng đầu tư vào cổ phiếu này của các bác hoàn vốn?". Ví dụ P/E hiện tại của Coteccons (CTD) là 8 thì sau 8 năm từ lúc các bác xuống tiền, với giả định EPS không đổi thì các bác hoàn vốn đầu tư, tương tự với các cổ phiếu khác.

* Ngoài ra, P/E được dùng khá phổ biến như một công cụ cho nhà đầu tư xem xét để phần nào biết được chứng khoán rẻ hay đắt. Nhưng việc rẻ hay đắt theo quan điểm của Ad thì sẽ có 2 vấn đề sau đây:

- Thứ nhất: Nên so sánh P/E của các cổ phiếu thuộc một ngành, đừng so sánh khác ngành sẽ gây khập khiễng. Chúng ta không thể so sánh P/E của tập đoàn đa ngành như Vingroup với các công ty xuất khẩu thủy sản được.

- Thứ hai: P/E cao hoặc rất cao có phải là đang quá đắt, không còn thơm nữa và P/E đang thấp và cực kì thấp so với các cổ phiếu cùng ngành liệu có phải là món hời? Thực tế thì không phải P/E cao thì có nguyên do của nó: cổ phiếu đang tăng trưởng, dòng tiền nhà đầu tư kì vọng đẩy thị giá lên...Và ngược lại mấy thanh niên P/E như cho không: cổ phiếu đang giảm trưởng, dòng tiền xa lánh không ai thèm múc thì thị giá giảm --> P/E giảm tương ứng.

Cuối cùng theo kinh nghiệm đầu tư của Ad thì P/E chỉ là một công cụ định giá mang tính tương đối. Nên các bác đừng bỏ qua một cổ phiếu nào trông P/E của nó có vẻ đang quá cao và ngược lại "tất tay" và những cố phiếu mà thị trường "xa lánh"!

**3 P/B (Price/Book Value Per Share): **
* Là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

**Công thức tính như sau:**

P/B = Thị giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)

* Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

* Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

Nếu thấy hay thì like, share ủng hộ Ad có động lực ra thêm nhiều post hơn (y)

Những thắc mắc, yêu cầu gì ace có thể "còm" trong phần bình luận bên dưới. Thân ái

Tác giả: Cafe chứng khoán
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây