Blog cho người khởi nghiệp

https://bloggerkhoinghiep.com:443


Góc nhìn LMC về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2019

Đầu năm 2019 xảy ra các diễn biến căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc, điển hình là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên căng thẳng khi Trum quyết định thực hiện áp mức thuế 25%. Xem góc phân tích về vấn đề trên để hiểu rõ hơn.
Góc nhìn LMC về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2019
Thương chiến Mỹ - Trung: Nước nào thiệt hại nặng hơn?

Có một số quan điểm cho rằng Mỹ tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung quốc thì Mỹ cũng bị thiệt hại nặng nề, với những luận chứng như dân Mỹ phải trả giá cao cho hàng hóa, nhà nhập khẩu Mỹ mất lợi nhuận… 

Vì thế nên tôi phân tích cơ bản ngắn hạn sự hơn thua về tiền giữa hai nước và viết theo ngôn ngữ bình dân để ai đọc cũng hiểu. 

** Khi Mỹ tăng thuế lên hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung quốc thì sẽ có những trường hợp sau sẽ xảy ra: 

1) Trường hợp hàng hoá đó quá độc đáo, quá giá trị dân Mỹ sẵn sàng trả thêm tiền để mua hàng ở mức giá cao hơn. Như vậy dân Mỹ sẽ bị -1, chính phủ Mỹ được +1. 
Nước Mỹ cũng không bị thiệt hại gì. Tiền từ người dân chuyển qua chính phủ.

2) Trường hợp Nhà nhập khẩu chấp nhận dùng lợi nhuận của mình để giữ cho giá không bị nâng lên. Nhà nhập khẩu bị -1, Chính phủ Mỹ +1.
2a: Nếu nhà nhập khẩu là công ty Mỹ thì nước Mỹ sẽ không bị thiệt hại gì. Tiền từ công ty Mỹ chuyển qua chính phủ Mỹ.
2b: Nếu nhà nhập khẩu là công ty Trung quốc, thì nước Mỹ được +1, Trung quốc -1. Mỹ thắng

3) Trường hợp nhà xuất khẩu chấp nhận dùng lợi nhuận của mình để giữ cho giá không bị nâng lên. Nhà xuất khẩu bị -1, Chính phủ Mỹ +1.
3a: Nếu nhà xuất khẩu là công ty Mỹ thì nước Mỹ sẽ không bị thiệt hại gì. 
3b: Nếu nhà xuất khẩu là công ty Trung quốc, thì nước Mỹ được +1, Trung quốc -1. Mỹ thắng

4) Trường hợp nhà sản xuất chấp nhận dùng lợi nhuận của mình để giữ cho giá không bị nâng lên. Nhà sản xuất  bị -1, Chính phủ Mỹ +1.
4a: Trường hợp nhà sản xuất là công ty Mỹ và chấp nhận bù giá, thì họ -1, nước Mỹ +1. Nước Mỹ cũng kg bị thiệt gì. 
4b: Nếu nhà sản xuất là công ty Trung quốc và chấp chấp nhận bù giá, thì TQ -1,  Mỹ +1. Nước Mỹ thắng.

5. Trường hợp nhà sản xuất không sản xuất ở Trung quốc nữa, chuyển qua các nước khác. Thì Trung quốc thua: Công nhân mất việc làm, kinh tế TQ giảm. Mỹ không bị thiệt hại gì trong ngắn hạn.

6. Trường hợp nhà sản xuất chuyển nhà máy qua Mỹ, thì TQ mất việc làm, Mỹ có thêm việc làm. Mỹ thắng lớn.

7. Dân Mỹ không mua những món hàng đó nữa. Họ chuyển qua mua hàng hoá thay thế/ tương tự sản xuất tại Mỹ. Mỹ thắng lớn.

8. Dân Mỹ tiết kiệm mua ít đi những hàng hoá đó. Mỹ vẫn lợi hơn Trung quốc. 

Nghiên cứu sâu thì sẽ biết tỷ lệ của từng trường hợp/ tình huống. Nhưng chúng ta cũng có thể kết luận rằng nước tăng thuế nhập khẩu sẽ được lợi, nước xuất khẩu bị thiệt hại.

Vì tổng hàng hóa Trung quốc nhập vào Mỹ trị giá 500 tỷ USD, lớn hơn hàng hóa Mỹ nhập vào Trung Quốc trị giá 130 tỷ USD, nên nếu chỉ nói về khía cạnh thương mại, Mỹ nắm phần thắng trong cuộc chiến này.

Có thông tin cho rằng Mỹ thu được 21 đồng/ trên 25 đồng tăng thuế.

Tuy vậy, đây chỉ là phân tích rất cơ bản và ngắn hạn. Có những hệ quả trung và dài hạn. 
Và cuộc chiến Mỹ Trung không là chiến tranh thương mại, mà còn ở diễn ở các mặt trận, các mối liên hệ tương quan khác. Đây là cuộc chiến vị thế. Mỹ muốn bảo vệ vị trí số 1 độc tôn của mình, và đẩy TQ xuống sâu bên dưới, xa vị trí số 1.  Trung quốc thì muốn vươn lên thế chỗ Mỹ.

Các bạn muốn đọc bài về toàn diện cuộc chiến, viết bằng ngôn ngữ nông dân đơn giản thì comment đánh dấu bài nhé. 

Đủ số comment tôi sẽ viết. Bài này viết cực à. Các bạn comment có 1 câu, còn tôi phải lao động: nghiên cứu thấu đáo, rồi phải chuyển ngôn ngữ nông dân, mà đến vài ngàn từ.
Vậy các bạn cố lên. 

Buổi tối vui vẻ nhé cả nhà.
Lâm Minh Chánh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây