QUĨ ĐẦU TƯ SUY NGHĨ GÌ KHI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHO BẠN
- Thứ bảy - 03/06/2017 09:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Muốn cua gái, phải hiểu tâm tư của cô gái ta yêu. Muốn xin việc, phải hiểu góc nhìn của chủ DN đang cần gì. Và muốn được đầu tư tiền, phải hiểu góc nhìn của các nhà đầu tư. Bí kíp có nhiêu đó thôi. Hôm tham gia hội thảo của anh Nguyễn Duy Hưng, tôi có thấy rất nhiều cầu hỏi của nhiều bạn về việc quĩ đầu tư làm sao đầu tư tiền cho chính DN bạn.
QUĨ ĐẦU TƯ SUY NGHĨ GÌ KHI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHO BẠN
Tôi chỉ tóm tắt vài ý như sau nếu bạn muốn làm việc với quĩ đầu tư.
- Ngoại trừ các quĩ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các startup công nghệ. Bạn không thuộc phạm vi sẽ được đầu tư.
- Đối với các dự án muốn được quĩ đầu tư để ý tới. Bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chứ không đơn thuần là báo cáo kết quả kinh doanh tháng hay P&L.
- Thay vì theo đuổi nhà đầu tư, hãy chuẩn bị nguồn lực bao gồm con người, chất xám, kinh nghiệm, năng lực lõi, tài chính, mối quan hệ. Chuẩn bị thật tốt kế hoạch kinh doanh trên và hãy khiến cho quĩ đầu tư phải theo đuổi bạn. Vì sao vậy. Vì bạn sinh lời “thực tế” cho họ.
- Muốn sinh lời “thực tế”. Thì suy nghĩ cũng phải thực tế. Tôi để trong dấu ngoặc kép vì đa phần, tôi nhận ra cái gap
(khoảng cách) giữa các startup với thực tế này … rất xa.
- Một nhà đầu tư khôn ngoan cũng sẽ không đầu tư nếu như công ty mà ông ta đang nhắm đến chưa phát ra những “tín hiệu thành công” nào đó cho tương lai.
- Nhưng có kế hoạch kinh doanh rồi thì sao? Chả thay đổi gì sấc. Bạn vẫn chỉ là startup trên giấy. Chưa có gì chứng minh rằng mô hình của bạn khả thi. Ngay cả bạn còn chưa hiểu nó vận hành ra sao và sinh lời bằng cách nào. Thì tại sao quĩ đầu tư phải suy nghĩ về điều đó? Bạn phải giải thích cho họ chứ.
- Startup nhất thiết phải tạo ra những kết quả cho dù là nhỏ nhất. Hãy vận hành mô hình kinh doanh 1 năm để … trả tiền “ngu” và biết được những thứ mà mình không trải qua, bạn không tài nào có thể biết được.
- Dung lượng thị trường (Market size) có đủ lớn để đầu tư, nếu dự đoán sai dung lượng, bạn sẽ phải chuẩn bị một nguồn lực … quá lớn trong khi chúng dễ dàng bị bão hòa trong tương lai. Và nếu dự đoán dung lượng thị trường quá bé, bạn sẽ bị người khác nhảy vào chôm mất thị phần nhanh chóng với kế hoạch kinh doanh không đủ ... tầm nhìn.
- Chính những thành công nho nhỏ này khiến quĩ đầu tư nóng lòng cơ hội đầu tư ngay cho startup của bạn. Tôi tóm tắt tiếp những điểm mà nhà đầu tư rất thích.
- Có một đội ngũ các heads đủ mạnh: CFO, CMO, CTO, CCO, COO.
- Có những mentor quản lý ngọn cờ dày dạn kinh nghiệm.
- Có công nghệ đầu tư. Tư duy phải thức thời và thay đổi nhanh chóng với nhu cầu thị trường 3 – 5 năm tới. Đừng để nước tới chân mới nhảy.
- Mối quan hệ, đối tác tốt: Tập đoàn, đối tác làm việc cùng, những mô hình kinh doanh “đồng bộ hóa”, tức họ phát triển hay mình phát triển đều có lợi ích cộng hưởng.
- Có demo sản phẩm. Đừng bắt đầu với một sản phẩm hoàn hảo. Suy cho cùng, hổng có cái sản phẩm nào xuất sắc cho tất cả giai đoạn. Mà sản phẩm đó chỉ đủ tốt và được chứng minh bằng Market research.
- Lượng khách hàng đã có. Ví dụ 3000 khách hàng, 1200 khách hàng quay lại.
- Các con số khác như website traffice, conversion rate.
- Sự nhận biết của cộng đồng về start up này. (Brand Awareness)
- Tốc độ tăng trưởng hàng tuần, tháng, quí. Rất nhiều startup đứng dưới bàn đàm phán với nhà đầu tư, họ không hiểu rõ luật chơi, mà người Việt Nam dở nhất là không hiểu rõ luật, để tự bảo vệ mình. Quĩ đầu tư quan tâm vào các heads có khả năng cam kết hơn là model. Ờ phải, CV hoành tráng nhưng thái độ, kĩ năng, phong cách lãnh đạo có vấn đề, các heads thiếu tính cam kết thì tại sao tôi phải tin anh có thể tạo ra kết quả, anh làm giữa chừng bỏ của chạy lấy người thì sao? Quĩ đầu tư không thích đầu tư quá nhiều tiền khi chưa rõ khi nào hòa vốn. Quĩ đầu tư rất thực tế và có khả năng làm bản kế hoạch kinh doanh của bạn giảm độ thực tế gấp nhiều lần khi họ đi khảo sát thực địa, tìm hiểu mô hình kinh doanh của bạn từng chi tiết cho dù là bé nhất mà bạn viết ra trong kế hoạch kinh doanh, hay cho dù là những gì bạn phát ngôn trong buổi meeting. Quĩ đầu tư sẽ phản biện rất nhiều trước khi cân nhắc có nên quyết định đầu tư cho bạn hay không. Nếu ngay cả bạn cũng không đủ kiến thức, trải nghiệm, kĩ năng để trả lời hết tất cả các vấn đề từ quĩ đầu tư (70% về tài chính). Đừng trông cầu vào thần may mắn, vì chả có thần may mắn nào ở đây cả. Và rõ ràng, quĩ đầu tư không phải trại từ thiện và nhân đạo để đầu tư vài “chiệu” đô cho một mô hình kinh doanh quá nhiều nghi vấn như thế. Cũng giống như việt tôi hỏi một bạn sales, HĐ này ký chưa em? HD này sắp ký rồi anh, có tín hiệu tốt. Tín hiệu tốt thì có đầy em ạ, em đừng cảm tính. Trừ phi, tiền vào tài khoản, lúc đó tính tiếp, em nhé. Và gọi vốn quĩ đầu tư cũng vậy, đừng cảm tính, hãy thực tế và hãy ăn mừng khi và chỉ khi tiền từ quĩ đầu tư thực sự rót vào DN của bạn. Mà vì sao phải gọi vốn quĩ đầu tư, có nên hay không? Chưa chắc quĩ đầu tư vào là sẽ tốt, cho nên tạm thời hãy quên những từ như “cô gái vàng Việt Nam” mà báo chí tung hô đi. Đó chỉ là ánh hào quang tạm bợ của truyền thông. Nếu bạn muốn biết lý do vì sao và không nhất thiết cứ quĩ đầu tư vào sẽ tốt, tùy trường hợp, tùy giai đoạn và không có đáp số chung cho mọi cuộc chơi. Vậy thì, hẹn các bạn của mình, ở bài tiếp theo. Thương...
Tôi chỉ tóm tắt vài ý như sau nếu bạn muốn làm việc với quĩ đầu tư.
- Ngoại trừ các quĩ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các startup công nghệ. Bạn không thuộc phạm vi sẽ được đầu tư.
- Đối với các dự án muốn được quĩ đầu tư để ý tới. Bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chứ không đơn thuần là báo cáo kết quả kinh doanh tháng hay P&L.
- Thay vì theo đuổi nhà đầu tư, hãy chuẩn bị nguồn lực bao gồm con người, chất xám, kinh nghiệm, năng lực lõi, tài chính, mối quan hệ. Chuẩn bị thật tốt kế hoạch kinh doanh trên và hãy khiến cho quĩ đầu tư phải theo đuổi bạn. Vì sao vậy. Vì bạn sinh lời “thực tế” cho họ.
- Muốn sinh lời “thực tế”. Thì suy nghĩ cũng phải thực tế. Tôi để trong dấu ngoặc kép vì đa phần, tôi nhận ra cái gap
(khoảng cách) giữa các startup với thực tế này … rất xa.
- Một nhà đầu tư khôn ngoan cũng sẽ không đầu tư nếu như công ty mà ông ta đang nhắm đến chưa phát ra những “tín hiệu thành công” nào đó cho tương lai.
- Nhưng có kế hoạch kinh doanh rồi thì sao? Chả thay đổi gì sấc. Bạn vẫn chỉ là startup trên giấy. Chưa có gì chứng minh rằng mô hình của bạn khả thi. Ngay cả bạn còn chưa hiểu nó vận hành ra sao và sinh lời bằng cách nào. Thì tại sao quĩ đầu tư phải suy nghĩ về điều đó? Bạn phải giải thích cho họ chứ.
- Startup nhất thiết phải tạo ra những kết quả cho dù là nhỏ nhất. Hãy vận hành mô hình kinh doanh 1 năm để … trả tiền “ngu” và biết được những thứ mà mình không trải qua, bạn không tài nào có thể biết được.
- Dung lượng thị trường (Market size) có đủ lớn để đầu tư, nếu dự đoán sai dung lượng, bạn sẽ phải chuẩn bị một nguồn lực … quá lớn trong khi chúng dễ dàng bị bão hòa trong tương lai. Và nếu dự đoán dung lượng thị trường quá bé, bạn sẽ bị người khác nhảy vào chôm mất thị phần nhanh chóng với kế hoạch kinh doanh không đủ ... tầm nhìn.
- Chính những thành công nho nhỏ này khiến quĩ đầu tư nóng lòng cơ hội đầu tư ngay cho startup của bạn. Tôi tóm tắt tiếp những điểm mà nhà đầu tư rất thích.
- Có một đội ngũ các heads đủ mạnh: CFO, CMO, CTO, CCO, COO.
- Có những mentor quản lý ngọn cờ dày dạn kinh nghiệm.
- Có công nghệ đầu tư. Tư duy phải thức thời và thay đổi nhanh chóng với nhu cầu thị trường 3 – 5 năm tới. Đừng để nước tới chân mới nhảy.
- Mối quan hệ, đối tác tốt: Tập đoàn, đối tác làm việc cùng, những mô hình kinh doanh “đồng bộ hóa”, tức họ phát triển hay mình phát triển đều có lợi ích cộng hưởng.
- Có demo sản phẩm. Đừng bắt đầu với một sản phẩm hoàn hảo. Suy cho cùng, hổng có cái sản phẩm nào xuất sắc cho tất cả giai đoạn. Mà sản phẩm đó chỉ đủ tốt và được chứng minh bằng Market research.
- Lượng khách hàng đã có. Ví dụ 3000 khách hàng, 1200 khách hàng quay lại.
- Các con số khác như website traffice, conversion rate.
- Sự nhận biết của cộng đồng về start up này. (Brand Awareness)
- Tốc độ tăng trưởng hàng tuần, tháng, quí. Rất nhiều startup đứng dưới bàn đàm phán với nhà đầu tư, họ không hiểu rõ luật chơi, mà người Việt Nam dở nhất là không hiểu rõ luật, để tự bảo vệ mình. Quĩ đầu tư quan tâm vào các heads có khả năng cam kết hơn là model. Ờ phải, CV hoành tráng nhưng thái độ, kĩ năng, phong cách lãnh đạo có vấn đề, các heads thiếu tính cam kết thì tại sao tôi phải tin anh có thể tạo ra kết quả, anh làm giữa chừng bỏ của chạy lấy người thì sao? Quĩ đầu tư không thích đầu tư quá nhiều tiền khi chưa rõ khi nào hòa vốn. Quĩ đầu tư rất thực tế và có khả năng làm bản kế hoạch kinh doanh của bạn giảm độ thực tế gấp nhiều lần khi họ đi khảo sát thực địa, tìm hiểu mô hình kinh doanh của bạn từng chi tiết cho dù là bé nhất mà bạn viết ra trong kế hoạch kinh doanh, hay cho dù là những gì bạn phát ngôn trong buổi meeting. Quĩ đầu tư sẽ phản biện rất nhiều trước khi cân nhắc có nên quyết định đầu tư cho bạn hay không. Nếu ngay cả bạn cũng không đủ kiến thức, trải nghiệm, kĩ năng để trả lời hết tất cả các vấn đề từ quĩ đầu tư (70% về tài chính). Đừng trông cầu vào thần may mắn, vì chả có thần may mắn nào ở đây cả. Và rõ ràng, quĩ đầu tư không phải trại từ thiện và nhân đạo để đầu tư vài “chiệu” đô cho một mô hình kinh doanh quá nhiều nghi vấn như thế. Cũng giống như việt tôi hỏi một bạn sales, HĐ này ký chưa em? HD này sắp ký rồi anh, có tín hiệu tốt. Tín hiệu tốt thì có đầy em ạ, em đừng cảm tính. Trừ phi, tiền vào tài khoản, lúc đó tính tiếp, em nhé. Và gọi vốn quĩ đầu tư cũng vậy, đừng cảm tính, hãy thực tế và hãy ăn mừng khi và chỉ khi tiền từ quĩ đầu tư thực sự rót vào DN của bạn. Mà vì sao phải gọi vốn quĩ đầu tư, có nên hay không? Chưa chắc quĩ đầu tư vào là sẽ tốt, cho nên tạm thời hãy quên những từ như “cô gái vàng Việt Nam” mà báo chí tung hô đi. Đó chỉ là ánh hào quang tạm bợ của truyền thông. Nếu bạn muốn biết lý do vì sao và không nhất thiết cứ quĩ đầu tư vào sẽ tốt, tùy trường hợp, tùy giai đoạn và không có đáp số chung cho mọi cuộc chơi. Vậy thì, hẹn các bạn của mình, ở bài tiếp theo. Thương...
Nguồn: Phung Le Lam Hai viết trong Gr Quản trị và Khởi nghiệp
Bài viết hay cùng tác giả: NHÂN SỰ NĂNG LỰC KÉM hay QUẢN LÝ CHƯA CÓ KHẢ NĂNG GIAO VIỆC?