HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI

Chủ nhật - 14/05/2017 07:56
Hoạch định chiến lược cuộc đời trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh. Bài viết rất hay của anh Phùng Lê Lâm Hải về hoạch định chiến lược cuộc đời phần 2 mọi người cùng đọc nhé!
hoach định chiến lược cuộc đời
hoach định chiến lược cuộc đời
 Hoạch định chiến lược công ty, hay hoạch định chiến lược cuộc đời cũng giống nhau. Có những công ty 20 năm hình thành và phát triển, và tôi thường hay hỏi chủ DN, công ty anh 20 năm tuổi hay 1 năm tuổi nhưng trải qua 20 lần? Tôi từng phỏng vấn bạn 10 năm kinh nghiệm, và tôi phát hiện ra bạn đi làm 10 năm, nhưng bạn chỉ nghiệm chỉ 1 năm?

Xem 
1 quan điểm về vai trò quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh
Có những người tôi gặp và trò chuyện cùng, họ tiếc nuối rằng, đáng lẽ nội lực của họ phải cống hiến và vùng vẫy ở một sân chơi lớn hơn, thì có lẽ bây giờ đã khác. Có những người từng làm sếp chỉ tay đông, tây; vài năm nhìn lại nhân viên của mình đi nước ngoài như du lịch, bây giờ bản thân chưa có gì nhiều. Thích và đam mê một thứ gì đó, nhưng vài năm nhìn lại, CV mình làm lại không ra tiền. Giỏi một thứ gì đó, những vài năm nhìn lại, thị trường lại không trả xu nào cho thứ bạn làm ra.
Làm nghệ thuật, luôn xem trọng cái tôi của mình, nhưng lâu lâu nhìn lại gia đình, họ hàng, ba mẹ hay vợ chồng, con cái đều vẫn phải chịu khổ. Bản thân con người chúng ta luôn có nhiều khát khao đi kèm nỗi sợ, và những rào cản khiến mình không thể chuyển hóa thành hành động mỗi ngày. Và một trong những thứ đó chính là lý tưởng của bản thân. Và cũng như bài viết đầu tiên tôi đã từng viết, tư duy hoạch định chiến lược cuộc đời của tôi bắt đầu bằng 2 gạch đầu dòng:
- Làm việc thông minh. Không làm việc chăm chỉ.
- Phải hiểu rõ đích đến, mục tiêu hay lý tưởng của cuộc đời mình. Để loại bỏ các chi phí cơ hội không cần thiết.
Con người chúng ta chỉ cần hội đủ 3 thứ: Nỗi đau / Sự bất công, niềm tin và thử thách, đều có thể giúp họ làm bất cứ thứ gì tưởng chứng là không tưởng nhất. Nên đôi khi tôi gặp những thứ không được suôn sẽ cho lắm trên hành trình của mình, tôi cũng chỉ tự nhủ, mình sẽ bình thản đón nhận một cách chậm rãi và bình thường nhất có thể. Vì tôi biết, thực ra chúng chẳng cho ta cảm giác dễ chịu gì đâu, khó chịu và cô đơn lắm, nhưng bù lại, chúng sẽ tạo ra cho ta những giá trị khác tốt hơn.

What doesn’t kill you, make you stronger. Thứ gì không thể giết chết tôi, sẽ làm tôi mạnh mẽ hơn. Qua những cuộc nói chuyện với bạn tôi, có một điều tôi nhận ra, không phải ai ai trong họ cũng đều có một lý tưởng và một đam mê, hay đơn giản họ mong trời mau sắng mỗi ngày để tiếp tục hành động vì lý tưởng của chính họ. Tiếc thay, họ không may mắn bằng tôi hay một bộ phận khác, đã tìm và đang phấn đấu vì lý tưởng của mình vào những ngày chúng ta còn có cơ hội được sống. Bởi vậy mới nói, hiểu bản thân mình, còn khó hơn hiểu người khác. Và vượt qua được chính mình, chính là đánh bại được những đối thủ xung quanh.
Cách đây nhiều năm, điều đầu tiên tôi đã xác định đó là, tôi tự hỏi bản thân mình mong muốn có một cuộc sống như thế nào? Nó không thể chung chung như tự do tài chính, cuộc sống hạnh phúc, hay đi mua sắm không cần nhìn giá, hình ảnh này cần phải rõ ràng, định tính, có mục tiêu cụ thể và phải đi đúng hướng theo sự phân tích logich và khoa học. Và tất cả những gạch đầu dòng đó, đeo đẳng, dai dẳng và theo tôi trong suốt hành trình tôi đã trải qua. Tuy không phải quá dài, nhưng chất lượng. Mời các bạn tham khảo. Về tiêu sản bạn muốn sở hữu: (Assets)
- Bạn muốn sống trong một ngôi nhà như thế nào?
- Bạn muốn đi xe gì? Motor / Oto.
- Máy tính bạn muốn sử dụng.
- Điện thoại bạn muốn cầm trên tay. Thương hiệu cá nhân (Personal brand)
- Bạn muốn mình trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào.
- Bạn muốn số lượng followers của mình là bao nhiêu?
- Các kênh truyền thông nào của bạn sẽ được tận dụng chính, tập trung hay bao phủ?

Bạn muốn làm bạn với những ai? (Relationship building)
- Chuyên gia đầu ngành?
- Doanh nhân nổi tiếng.
- Giới trung lưu đến siêu giàu.
- Người có ảnh hưởng, ngôi sao, người nổi tiếng, nhà báo.

Những kĩ năng chuyên môn nào của bạn cần phải học để trở thành chuyên gia ngành trên? (Expert) - ATL, BTL.
- Copywriting.
- FB Marketing Strategy.
- Social Media Listening.
- Communication Strategy.
- Balanced scorecard, Business Management.
- Leadership & Inspiration. ...

Cuộc sống bạn mong muốn đạt được (Achieved life)
- Không phụ thuộc vào tài chính: Kiểu như ăn gì hay sắm gì ít khi nhìn giá, trừ khi đi với người yêu. Ngại trả giá, chứ hổng phải đại gia. Hehe
- Tự tin, mạnh mẽ & bản lĩnh khi đối chọi với cuộc sống lúc lên, xuống: Phản ứng rất bình thản và tích cực cho dù tệ tới đâu.
- Thông minh và lịch lãm?
- Quí ông: Tinh tế với phụ nữ, mình không chọn Gallant.

Phong cách sống (Life style)
- Thanh lịch, quyến rũ.
- Hạnh phúc, lãng mạn, ấm áp.

Thân thể (Health)
- 1m85, 75 kg.
- Xx, yy, zz.
- Tập gym 3 buổi 1 tuần.
- Dinh dưỡng tốt.
- Chữa bệnh văn phòng: Dạ dày, răng (Hồi đó làm overtime nên nặng lắm, toàn để nặng mới đi chữa thôi)

Phong cách ăn mặc (My dress style)
- Quí ông
- Thể thao Cảm xúc (Emotion)
- Bĩnh tĩnh, trái tim bự (ý nói sống tình nghĩa)
- Giao tiếp tốt, định nghĩa: Giao tiếp sâu, không giao tiếp rộng. Chất hơn số. Không thảo mai. Chính trực, giá trị thật và khiêm tốn / chừng mực.
- Trở thành một người có ảnh hưởng ở mức độ có uy tín nhất định trong ngành. Vừa phải là hạnh phúc.

Người phụ nữ tôi kì vọng (My lady)
- Lady, gầy, lãng mạn, hiểu chuyện.
- Biết nấu ăn và để ý chăm sóc về những thứ be bé ví dụ anh ơi quần anh rách rồi, em may cho. Giá trị cốt lõi (Core values)
- Thấu hiểu: Đặt vị trí của mình vào người đối diện để thấu hiểu và đồng cảm.
- Chủ động: Chủ động đưa ra giải pháp cho mọi tình huống, chủ động giải quyết vấn đề bằng giao tiếp có lời.
- Hiệu quả: Làm ít hay nhiều, một cách tư bản nhất, họ chỉ quan tâm tới việc tạo ra kết quả.
- Chính trực: Rõ ràng về tiền bạc, lợi ích. Coi trọng sự phù hợp, và giúp khách hàng “mua” hơn là bán thứ họ không cần.
- Tận tâm: Không giúp được, không hứa. Đã giúp, không nói suông và nửa vời. Âm nhạc (My favorite music)
- EDM.
- Lãng mạn, cổ điển nhưng vẫn hiện đại, khi cần.
Trên đây là hình ảnh tôi đã vẽ ra cho chính mình, chẳng phải để show off gì. Vì bản thân tôi cũng cân nhắc viết ra những thứ kiểu "private" như này và điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng. Nên có làm ai có cảm giác không tốt, xin bỏ quá cho. Hoạch định chiến lược cuộc đời hay lập kế hoạch chẳng qua chỉ là công cụ. Cái quan trọng vẫn là tư duy và hành động cụ thể.

Plan vẫn chỉ mãi là plan, nếu ngay phút giây này, bạn nghĩ: “Thôi để ngày mai mình sẽ bắt đầu”. Một khi lý tưởng đủ mạnh, bản thân bạn hiểu rõ chính mình, tính cách mình, những điều bạn khao khát và mong muốn, những điều bạn đam mê, những điều những người bạn của bạn yêu quí bạn vì những giá trị thực sự tồn tại ở trong con người bạn. Bạn tạo ra thu nhập bằng lý tưởng này và bạn luôn có dạt dào cảm hứng khi nghĩ tới và mô phỏng nó mỗi ngày. Tôi tin chắc, một ngày nào đó, bạn sẽ có được hình ảnh như trên. Nhưng xin nhắc một điều, trước khi vẽ chúng ra, hoạch định và làm action plan. Việc đầu tiên cần làm là bạn phải hiểu bản thân mình trước đã. Một anh nghệ sĩ, hay một cậu nông dân, chắc hẳn không thể cứ mặc vest vào sẽ đẹp. Nội, ngoại phải tương thích, cộng hưởng, thần thái mới thăng hoa.

Chúc các bạn tìm ra được hình ảnh hay lý tưởng của mình, nên nhớ, chúng phải càng định tính và định lượng càng tốt, chúng phải khiến bạn xục sạo vì nó và khiến bạn điên cuồng hành động mong chờ một ngày lý tưởng hay hình ảnh trên, trở thành sự thật. Và tôi gọi nó, chính là hình ảnh thương hiệu (Brand Image) cá nhân. Thứ quan trọng nhất khi đề ra một chiến lược thương hiệu (Brand Strategy), để "thực thi" … mỗi ngày. Viết cho những người bạn mà tôi yêu quí. :)
Sưu tầm và biên soạn bởi Blogger khởi nghiệp
Nguồn: Phung Le Lam Hai Brand Strategy Director at Bratus

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây