Doanh nghiệp của bạn là Uber, Grab hay bác xe ôm?

Thứ sáu - 23/12/2016 05:30
Bạn chọn dấn thân khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh thì cho dù bạn có biết hay không về mô hình kinh doanh thì chắc chắn khi bạn có sản phẩm và đưa được đến tay người khách hàng là bạn đã làm một mô hình kinh doành nào đó. Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn thực tế hơn về Mô Hình Kinh Doanh
Mô hinh kinh doanh
Mô hinh kinh doanh

Doanh nghiệp của bạn là Uber, Grab hay bác xe ôm?
Xem thêm: 
B
ÀI HỌC HAY VỀ BÁN HÀNG TỪ CÂU CHUYỆN XE ÔM CHIẾN LƯỢC
                       
HỆ LỤY GRAB

Bức hình bên dưới gần đây lan truyền trên facebook của tôi khá nhiều và dường như với tôi nó không chỉ phản ánh hiện trạng thực tế cuộc sống mưu sinh của người trong ảnh mà phần nào phản ánh cả thực tế đang diễn ra giữa các doanh nghiệp truyền thống và phong trào cải cách đổi mới dựa trên công nghệ - một xu hướng mới đang bùng nổ.

Hãy nhìn Uber và Grab, chúng ta thấy đó là những mô hình mà mọi người gọi là đột phá. Tuy nhiên nó không phải là một ý tưởng gì quá xa vời. Nói một cách cô đọng, mô hình này ứng dụng công nghệ digital vào việc cải thiện trải nghiệm của người sử dụng phương tiện vận tải truyền thống như taxi, và ở Việt nam thì có thêm xe ôm. Vậy nó giải quyết điều gì đối với khách hàng?

1. Minh bạch: đây là yếu tố mà rất nhiều người sử dụng đau đầu. Ai trong chúng ta cũng đều sợ bị xỏ mũi, bị kê giá khi sử dụng dịch vụ vận tải. Và Uber & Grab đã giải quyết nó triệt để, bằng việc cho bạn biết rõ cung đường bạn sẽ đi, chính xác giá tiền bạn sẽ trả là bao nhiêu trước khi bạn lên xe.

2. Cho bạn quyền chủ động, bạn có thể đặt xe trước vào giờ bạn muốn hay nếu bạn gọi xe đột xuất thì bạn sẽ biết rõ vị trí của xe đang đến đón bạn. Điều này cho bạn một trải nghiệm mới mẻ hơn là việc chờ đợi chiếc taxi đến mà không biết khi nào, nhất là khi bạn có việc gấp và cứ phải gọi lên tổng đài thúc giục.

3. Điểm cuối là khả năng cạnh tranh về giá, điểm chết người đánh vào kinh doanh truyền thống khi các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều công sức để tối ưu giá bán thì Uber cho phép người sử dụng một mức giá vô cùng ưu đãi với mô hình ShareEconomy. Cả người chủ xe lẫn khách hàng đều hưởng lợi.

Quay lại mô hình kinh doanh của chúng ta. Câu hỏi đặt ra là chúng ta đã theo kịp xu hướng chưa? Rất nhiều doanh nghiệp than trời than đất vì không thể quản lý nhân viên, không thể kiểm soát tốt tài chính, hay lượng khách hàng tụt giảm do phản ứng không nhanh so với yêu cầu từ khách hàng? Vì sao vậy?

Trở về tấm hình và bác xe ôm, tôi xin đưa quan điểm của mình với một góc nhìn khác rất nhiều người bạn tôi đang thương cảm cho bác như “Công nghệ đã cướp mất miếng cơm của bác”, “Bác không thể cạnh tranh nổi”, “Cần phải giúp bác”, v.v… tôi thấy thật thương cho bác. Nhưng, xin ngừng lại một phút, tôi tự hỏi tại sao bác không thay đổi? Chỉ cần 1 chiếc smartphone 2 triệu, bác có thể gia nhập Uber, Grab và ngay lập tức cải thiện tình hình của mình, bác không phải ngồi chờ cả ngày trời để có một cuốc xe mà có thể chủ động tìm khách cho mình.

Việc này cũng giống như rất nhiều vị khách hàng đã từng tìm tôi và nói về tình hình kinh doanh không tốt của họ, không cạnh tranh lại các doanh nghiệp lớn... nhưng rồi họ cũng không chịu thay đổi, vẫn cách cũ, vẫn giấy tờ ghi chép, vẫn những cuộc họp dài, vẫn tầng tầng lớp lớp vị trí để quản lý chồng chéo nhau… để rồi họ tuột mất cơ hội. Và tôi cũng gặp những doanh nghiệp dẫn đầu xu thế, họ ứng dụng công nghệ vào việc:

- Tạo điểm khác biệt giữa mình và đối thủ.

- Quản lý và tối ưu quy trình: một việc trước đây làm mất cả ngày, thì bây giờ chỉ nên mất 10 phút.

- Tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn vì bây giờ không phải là thời đại của “7 Ngày đợi mong" mà là thời khác khi mà “Sống là không chờ đợi". Nói đến điểm này tôi chợt nhớ đến bài viết về Thế giới di động và FPT, một nơi thay bảng giá chỉ mất 10 giây và nơi còn lại mất cả 1 tuần. TGDD nhanh hơn đối thủ 2,520 lần.

Và còn vô vàn những thứ khác doanh nghiệp cần cải tiến để bắt kịp xu hướng cũng như vươn lên dẫn đầu.

Vậy bạn là ai? Uber, Grab hay bác xe ôm?

Vài dòng chia sẻ, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

Bùi Trần Phi Long,
Giám đốc, Nau Digital Creative

Bạn chuẩn bì con đường khởi nghiệp hãy đọc bài này: 
>>> 1 quan điểm về vai trò quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây