Suy cho cùng, dù Sếp có là người ác nhân hay hiền đức; thì khi đi làm, bản thân nhân viên phải biết tự tạo động lực, tự tạo đam mê cho mình. Hai điều này phải tự sản sinh, đừng mong chờ người khác đem đến cho mình
LÀM SẾP
Chào các bạn. Tôi là Nhơn viên.
MAI TRƯƠNG
*** Tôi xin phép đăng hình cá nhân để làm quen với các bạn. BAN ĐỒNG SÁNG LẬP cũng vừa có qui định sẽ cho các thành viên up hình trong bài đầu tiên đăng trong trong Group.
LÀM "SẾP" KHÔNG ĐƠN GIẢN
Để thành công; để một doanh nghiệp phát triển; "Sếp" ngoài việc nhìn xa trông rộng; có óc sáng tạo; có khả năng lập kế hoạch; có tài xoay sở và cả việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro; còn cần một yếu tố cực kỳ quan trọng: đó là tính ĐỘNG VIÊN .
Động viên là quá trình giúp cho một người chuyển trạng thái tinh thần tiêu cực sang tích cực. Động viên khuyến khích cũng giống như TIẾP THÊM NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ; trang bị thêm vũ khí cho một chiến binh; cỏ cây hoa lá có ánh nắng mặt trời sau những ngày u ám .
Năng lực động viên của "Sếp" là một trong những kỷ năng và phẩm chất thiết yếu mà đã là "Sếp" thì CẦN PHẢI CÓ . Càng biết động viên khuyến khích nhân viên của mình thì doanh nghiệp sẽ càng thành công.
Thách thức lớn nhất của "Sếp" không chỉ là động viên đơn thuần thôi đâu mà còn là duy trì sự nhiệt tình; đam mê vì công việc của nhân viên mỗi ngày.
Muốn động viên được nhân viên thì phải biết động viên được chính mình, luôn học tập, rèn luyện và trau dồi bản thân.
Tuy nhiên, xét cho cùng, vấn đề này cũng có hai mặt.
Hiện nay Sếp được chia làm 2 style rỏ ràng: 1- Là đưa ra "kỷ luật thép"; sự cạnh tranh tạo ra môi trường Motivasion trong công việc. Các team cứ "chiến đấu" với nhau (hy vọng là tích cực) để đem cái tốt nhất cho công ty.
- Cái này có mặt yếu là đôi khi yếu tố tiêu cực lai thường xuyên xảy ra, làm cho nhân viên cảm thấy mệt, làm việc đối phó với nhau, không tin tưởng
- Mặt tốt là chơi trên một chiến trường khó thì con người sẽ đẩy tốc độ não bộ và năng lượng đến mức cao nhất để ra được những thành quả tốt nhất. 2- Là dùng "Motiivate kiểu lạt mềm buộc chặt", mềm mõng, không cứng rắn, để "ru" cho nhân viên đi vào đúng đường để phát triển bản thân và kỷ năng trong công việc.
- Mặt yếu là lâu ngày nhân viên thấy nhàm chán , thậm chí xem thường Sếp. Như mình chơi game mà chơi level thấp hoặc trung; màn ấy cảnh ấy, địch ấy, sức chiến đấu không tăng thì nhân viên cũng chán mà nghỉ. Hoặc làm mà tâm trạng cứ "ngại ghê, Sếp tốt mà nghỉ thì tội Sếp quá", làm mà đặt tình lên nhiều cũng mệt.
- Mặt tốt là nhân viên cảm thấy "chân tình" yêu mến Sếp vô bờ bến; Sếp và nhân viên như anh em trong nhà; có thể thoãi mái chia sẻ ý tưởng và chiến lược mọi thứ.
Motivate thế nào cho vừa và đủ là câu chuyện không có Happyending; vì Sếp còn " bận" đi kiếm tiền nữa :)). Sếp có 1000 việc để duy trì business của ổng.
Suy cho cùng, dù Sếp có là người ác nhân hay hiền đức; thì khi đi làm, bản thân nhân viên phải biết tự tạo động lực, tự tạo đam mê cho mình. Hai điều này phải tự sản sinh, đừng mong chờ người khác đem đến cho mình. Nhất là Sếp nhé.
CHÀO CÁC BẠN. TÔI LÀ NHƠN VIÊN
Xem thêm:>>> Lãnh đạo bằng cả trái tim
Chúng tôi trên mạng xã hội