Tài chính khôn ngoan: nên đầu tư khôn ngoan hay dự trữ an toàn

Chủ nhật - 02/06/2019 21:10
Bài viết về cách thức sử dụng nguồn tài chính khôn ngoan để tạo nên sự thành công bền vững cho mỗi cá nhân.
Tài chính khôn ngoan: nên đầu tư khôn ngoan hay dự trữ an toàn
QUAN ĐIỂM TIỀN BẠC CỦA NGƯỜI GIÀU: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM HAY DỰ TRỮ KHÔN NGOAN
    
---------------
   
Được mệnh danh là “siêu nhân kiếm tiền” của mảnh đất giao thoa Đông – Tây Hong Kong, Lý Gia Thành đã phải trải qua bao khổ cực từ nhỏ và tự thân trải nghiệm những góc tối của cuộc sống. Tuy đã “về hưu” nhưng ông vẫn trở thành cố vấn cho tập đoàn cũng như rất thích được chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về tài chính và nghệ thuật sống cho thế hệ sau. Dưới đây là chia sẻ của ông về quan điểm tiền bạc và lối sống:
     
“TỈNH TÁO VỚI NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA BẢN THÂN”
Bất kể thu nhập hằng tháng của bạn là bao nhiêu, hãy chia nó thành năm khoản chi nhỏ khác nhau. Bạn có thể phân theo mức độ 30%, 20%, 15%, 10% và 25% theo từng mục đích dưới đây:
    
1. Khoản tiền đầu tiên: chi phí sinh hoạt
   
Hãy sống đơn giản. Các bữa ăn trong ngày không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đủ chất. Khi bạn vẫn còn trẻ, khỏe mạnh và thích ứng tốt, nạp vào cơ thể một lượng thức ăn vừa phải đã có thể đủ năng lượng làm việc trong một ngày dài. Không nên tốn quá nhiều tiền vào việc ăn uống linh đình, hội họp với bạn bè. Nên nhớ, ngoài ăn uống, bạn còn hóa đơn điện nước, điện thoại, dịch vụ khác… cần đến “sự góp mặt” của lương. Vì vậy, đây là khoản chi đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm nhất.
     
2. Khoản thứ hai: giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ cá nhân
     
Mỗi tháng, hãy mời khoảng hai người ra ngoài ăn trưa/tối. Nhưng, bạn chỉ nên mời những người thông minh, nhạy bén hơn, giàu có hơn bạn, hoặc đã giúp đỡ mình trong sự nghiệp. Hãy chắc chắn rằng họ luôn làm việc chăm chỉ và có cái nhìn bao quát hơn bạn về các vấn đề trong xã hội. Làm điều này mỗi tháng và sau một năm, “cổ tức” bạn nhận được đó là sức ảnh hưởng, danh tiếng sẽ lan rộng và phát triển nhanh chóng.
    
3. Khoản thứ ba: học hỏi
     
Mỗi tháng hãy dành một số tiền để mua sách. Vì tiền luôn có giới hạn, nên bất cứ khi nào mua sách, hãy cố gắng đọc và “thẩm thấu” hết các bài học, chiến lược được cung cấp trong đó và truyền lại cho người khác theo cách của riêng bạn. Ngoài ra, cố gắng tiết kiệm tiền để tham dự một khóa đào tạo được nhiều người thành công tìm đến. Ví dụ, Warren Buffett từng tham dự khóa học nói trước công chúng của Dale Carnegie. Điều đó giúp bạn không chỉ có được kiến thức, mà còn tìm ra những người bạn cùng chí hướng.
    
4. Khoản thứ tư: du lịch – đặc biệt là ở nước ngoài
     
Hãy cho phép bản thân đi du lịch ít nhất một lần trong năm. Du lịch sẽ tặng bạn thêm trải nghiệm. Sau một vài năm, đến nhiều quốc gia, gặp nhiều người, quan điểm về cuộc sống sẽ thay đổi đa chiều và giúp bạn trưởng thành hơn. Cũng nhờ vậy, mà có thể liên tục nạp năng lượng cũng như mài giũa cho bản thân.
    
5. Khoản thứ năm: đầu tư
    
Liên tục cố gắng gửi tiền tiết kiệm hằng tháng vào tài khoản ngân hàng. Sử dụng số tiền này cho vốn khởi nghiệp ban đầu – chẳng hạn như một doanh nghiệp nhỏ. Nếu có phá sản thì cũng chỉ mất đi ít tiền. Sau một vài năm, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm cho mục đích lâu dài. Nó sẽ là khoản tiền đề phòng khi có khó khăn xảy đến và đảm bảo sự ổn định trong chất lượng cuộc sống của bạn.
      
– Ngay cả khi thu nhập hằng tháng của bạn tăng lên, vẫn phải tiếp tục làm việc chăm chỉ. Bạn nên cố gắng tìm một công việc bán thời gian, tốt nhất là bán hàng. Bán hàng là một thử thách, nhưng nó là một kỹ năng quan trọng để cải thiện cuộc sống. Bạn sẽ có khả năng đàm phán thành công trong các cuộc thương thảo cũng như gặp được người có giá trị vô cùng quý giá với bạn ví dụ như một nhà đầu tư nào đó hay đối tác làm ăn tin cậy.
     
– Luôn cố gắng thể hiện giá trị của bạn và trở thành người làm việc hiệu quả. Mở rộng mạng lưới giao tiếp. Tăng giá trị của mình bằng cách đầu tư vào chính bản thân. Khi bạn trở nên tuyệt vời hơn, mọi người sẽ bắt đầu chú ý và thu nhập cũng sẽ tăng lên, từ đó tạo ra được một khoản tiền tiết kiệm dành cho việc mua nhà, xe hơi và giáo dục chất lượng cao cho con cái. Luôn đầu tư vào học tập, kỹ năng mềm, đi du lịch, tìm trải nghiệm và phấn đấu vì tương lai. Biết đâu bất ngờ, sau vài năm đi làm, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và có cơ hội tham gia các dự án lớn hơn.
--------------
    
(Theo Trí thức trẻ)
 Từ khóa: quản lý tài chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây