DÒNG SÔNG KHỞI NGHIỆP

Thứ ba - 27/06/2017 23:16
​ Hãy học thật giỏi, có một tấm bằng đẹp rồi sau đó ta sẽ xin được một công việc tốt, có thu nhập ổn định, khi nào có kinh nghiệm thì sẽ bứt ra làm riêng để có một sự nghiệp của riêng mình. Tôi từng tin vào điều đó, tôi cũng từng ganh đua và học rất giỏi và nghĩ rằng cái bằng đại học sẽ là thứ cho tôi cuộc sống mơ ước. Đến một ngày tôi nhìn vào chị tôi, nhìn vào anh tôi, nhìn vào tất cả những người hùng hục tận hưởng cái cuộc sống mà người ta gọi là có một công việc tốt, thu nhập ổn định. Tôi chợt thấy rằng có điều gì đó sai sai. Cái cuộc sống mà khi ta chỉ cần ngừng làm việc là ngay lập tức ta sẽ chết đói
Dòng sông khởi nghiệp
Dòng sông khởi nghiệp
NHÂN SỰ KIỆN CHÌM ĐÒ 5 LẦN / 3 NĂM MÌNH NHẬN HỌC VIỆC TRÔNG XE VỚI LÁI ĐÒ NHÉ.
 Đây đâu phải cuộc sống mà tôi mơ ước. Không phải nó. Trường đại học cung cấp cho ta một con đò, học càng giỏi thì con đò đó càng chắc chắn, con đò đó càng to và trở được nhiều người cùng lúc qua sông hơn và tất nhiên ta sẽ được nhận nhiều thù lao hơn. Nhưng xét cho cùng thì cứ dừng lái đò ngày nào là ngày đó sẽ không có thu nhập. Người ta sẽ sợ hãi, tích cóp cho tuổi già, sợ hãi tích cóp cho ngày bệnh tật, đủ thứ phải dự phòng, dự liệu. Có điều gì đó sai, thực sự sai ở đây.

Con người sinh ra là để sợ hãi cả đời, làm lụng vất vả chỉ để lo cho cái thứ sợ hãi đó sao? Đó là cuộc sống sao? Nếu là vậy thì đúng như câu Đời là bể khổ. Sinh ra làm gì cho phí một lần sinh ra. Chính cái tư duy đó đã khiến cho không biết bao nhiêu thế hệ chỉ ngóng trông vào nhà nước để chờ mong đồng lương hưu, chờ mong tuổi già không chết đói. Tại sao? Tại sao không tạo ra những sự nghiệp từ thời còn trẻ để đến già thì những sự nghiệp đó vẫn mang lại nguồn thu nhập cho chính mình mà phải trông chờ vào cái thứ gọi là lương hưu? Chúng ta được định hướng có vẻ như theo lối mòn của những người đã đi đúng lối mòn đó. Họ cũng đi làm thuê và họ là hệ luỵ của những người đi làm thuê trước.

 
Dòng sông khởi nghiệp 01

Đi làm thuê để lấy kinh nghiệm rồi sau đó đi làm kinh doanh riêng. Tôi cũng từng tin vào điều đó, cho đến khi thấy rằng khi ta đi làm thuê thì người trực tiếp hướng dẫn cho ta, tiếp xúc với ta là thằng làm thuê cùng ta, hoặc người vào trước ta một vài năm chứ không phải được làm việc với người chủ. Học cái khỉ mốc gì ở đó. Học kĩ năng ư? Ông chủ có làm cái việc đó đâu, giỏi cái đó để làm gì? Tôi chợt nhận ra làm chủ và làm thuê chẳng có gì trùng nhau cả. Người làm chủ cần giỏi về tâm lý học con người, cần có kỹ năng động viên, kỹ năng kết nối chứ có phải kỹ năng làm đếch đâu. Gia Cát Lượng có biết đánh nhau đâu chứ, cái ông ấy cần là thông thiên văn, tường địa lý, rút kiếm đúng lúc có gió đông, thằng lính nào đi đánh nhau được học cái thứ đó. Cuộc sống của ta sẽ đi theo hướng mà ta chọn. Nếu ta chọn làm con đò lớn hơn, to hơn, nghĩa là tăng chuyên môn hơn để phục vụ được nhiều khác hàng hơn thì lương sẽ cao hơn. Lương càng cao, đò càng to thì cái thực tại nó càng lớn, càng khó buông bỏ, và cứ thế thì bao giờ ta mới dám đập đi con đò đang mang vài chục triệu mỗi tháng kia để xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình?
KHÔNG BAO GIỜ, TRỪ KHI TA GẶP BIẾN CỐ BỊ TỐNG CỔ RA ĐƯỜNG.
Đời đôi khi phải cảm ơn cái thằng đập đò của ta, phải không các bạn? Vậy ta phải làm sao? Con đò không có tội. Thằng có tội là thằng không biết dùng đò.
Đa phần chúng ta đã sử dụng 100% thời gian của mình cho công việc lái đò. Lái đò nó tạo ra thu nhập ngay, nhưng nó là thu nhập ngắn hạn. Nó phục vụ được gì cho tương lai? Lấy tiền công tích luỹ gửi ngân hàng ư? Gửi 20 triệu năm 2000 bạn sẽ có 200k mỗi tháng và cuộc sống đủ cho một người về hưu vì một bữa cơm chỉ tốn có 1.000 đ thôi. Nếu hên ra được sống đến năm 2017 thì giờ 200k đủ cho mấy ngày? Lấy tiền công tích luỹ đi đầu tư ư? Vâng, cả ngày ta đi lái đò thì ta hiểu gì về đầu tư? Đầu tư mà dễ thế thì cả thế giới đi đầu tư chứ đi lái đò là gì nữa. Thực ra mọi chuyện rất đơn giản, đó là chúng ta cần tách bạch cái cuộc sống của mình ra làm 2 con người. Đặc biệt phải rõ ràng ngay từ khi còn trẻ. Đó là 1 thằng phải làm việc vì cái dài hạn, và 1 thằng làm việc vì cái ngắn hạn.
Các cụ có nói và mọi người cũng nói xoen xoét câu cửa miệng lấy ngắn nuôi dài, nhưng có biết áp dụng đếch đâu. Mồm thì lấy ngắn nuôi dài nhưng cả ngày bắt thằng ngắn làm quần quật còn thằng dài có làm cái mẹ gì đâu. Thế mà cứ mở mồm ra là lấy ngắn nuôi dài. Cho nên tôi từng nói: Trong lúc kiếm tiền mưu sinh mà không làm gì dài hạn thì mưu sinh vô nghĩa. Phí tuổi trẻ. Giải pháp là cần có một cây cầu. Cây cầu đó sẽ giúp người qua sông mà ta có thể không cần ở đó. Cây cầu sẽ mang thu nhập cho chúng ta đều đều ngay cả khi ta đã già hay ta bệnh. Vậy cuộc đời ta chỉ có thể được giải thoát khỏi cái mớ bòng bong luẩn quẩn của sự sợ hãi nếu ta có một doanh nghiệp mang nguồn thu nhập về khi ta không có mặt ở đó.
  MỤC TIÊU ĐÓ LÀ PHẢI XÂY DỰNG LÊN MỘT CÂY CẦU VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ NÓ. CHÚNG TA CẦN VẠCH RÕ 2 NHIỆM VỤ: MỘT LÀ XÂY MỘT CÂY CẦU VÀ HAI LÀ TỰ ĐỘNG HOÁ NÓ.
Nhiều người đọc đến đây sẽ thốt lên, nhưng làm sao để xây, làm sao để tự động. Vâng tất nhiên rồi, muốn có được những thứ mà người thành công có thì ta phải làm được những thứ người thành công làm được. Cây cầu không tự nhiên mọc ra, mọi cây cầu đều được có nhờ vào xây dựng. Đứng trước một thách thức xây cầu, ta có thể hoang mang và sợ hãi rồi chùn bước, ta hãy trở về với công việc lái đò và sống cuộc sống cũ trước kia, vì cái cốt trong ta không đủ lớn thì trước sau gì cũng bỏ cuộc, bỏ ngay từ đầu cho đỡ mất công. Và tốt nhất chúng ta cũng không cần đọc tiếp đoạn sau làm gì cho mất thời gian. Nếu bạn tiếp tục đồng hành thì có lẽ chúng ta cần mổ sẻ công cuộc xây dựng một cây cầu.
Có một điều chúng ta thừa nhận với nhau đó là mỗi người chỉ có 24h mỗi ngày và mỗi chúng ta có xuất phát điểm khác nhau. Có bạn nhà khá giả, có bạn nhà khó khăn, có bạn năng động và giao tiếp tốt, có bạn thì sống nội tâm ít nói,… muôn hình muôn vẻ cuộc đời, vậy rõ ràng thời gian xây cầu của mỗi bạn sẽ phải khác nhau.
Nếu xuất phát điểm của bạn không có kĩ năng nào cả, không giao tiếp tốt, mọi thứ đều gần như vạch xuất phát thì bạn không thể so bì với những người đã năng động nhiều năm khi còn đi học, nỗ lực đi làm thêm, người siêng năng cần cù được. Không thể, chúng ta phải nhấn mạnh với nhau là Không Thể có sự so bì nhanh chậm ở đây được. Chúng ta cùng tưởng tượng để xây xong một cây cầu chuẩn bị và hành động 1000 thứ. Thì có những người nhờ siêng năng, năng động thì họ đã có 30 thứ đầu tiên, gia đình họ khá giả có 90 thứ tiếp theo, vậy họ chỉ cần trang bị thêm 880 thứ còn lại là đủ tạo ra cây cầu, còn có một số người thì chưa có gì hết thì bạn cần trang bị từng thứ từng thứ. \
Vậy có người sẽ mất 3 năm, có người 5 năm nhưng cũng có người chỉ cần 1 năm. Nếu bạn chẳng may nhận ra bạn không có gì cả, thì bạn cứ xác định bạn phải nỗ lực hơn, xây lâu hơn so với người khác, nếu bạn nghĩ rằng bạn chấp nhận điều đó thì hãy bắt đầu không thì thôi cũng dừng sớm cho được việc. Vì đừng mong chờ sự dễ dàng, sớm nản chí thì nản luôn ngay từ đầu là tốt nhất. Và cũng đừng oán trách ai vì chính bạn trong quá khứ đã tạo ra bạn ngày hôm nay. Nếu khi xưa bạn năng động, chịu khó giao lưu kết giao, tìm hiểu mày mò nhiều thì giờ đây bạn sẽ có một nền tảng hoàn toàn khác.


Tôi vẫn nói: Bạn của ngày hôm nay phản ánh chính xác con người bạn trong quá khứ. Khỏi cần phải hỏi. Vậy để xây cầu thì chúng ta lấy thời gian ở đâu? Vâng 24h tiếng mỗi ngày thì lấy thêm ở đâu nữa. Chỉ còn cách cắt giảm thời gian lái đò xuống chứ còn sao. Nếu gia đình bạn nào có điều kiện thì tốt nhất dẹp mẹ cái sĩ diện đi nhờ gia đình nuôi thêm 2-3 năm tương đương cuộc sống sinh viên thôi, để tập trung xây cầu. Còn gia đình bạn nào không có điều kiện thì chúng ta phải dùng phương pháp 50% cho lái đò và 50% thời gian cho xây cầu. Vậy mỗi ngày ta có thể lái đò buổi sáng và xây cầu buổi chiều hoặc, mỗi tháng lái đò 15 ngày và 15 ngày xây cầu, hoặc mỗi năm lái đò 6 tháng và dùng 6 tháng để xây cầu. Nhiệm vụ của thằng lái đò không phải là để lái đò mà nó đang nuôi thằng đi xây cầu. Nó gọi là lấy ngắn nuôi dài, thằng xây cầu mà không chịu làm gì cho cây cầu thì vả vỡ mồm nó ra. Chỉ cần xác định đến đây ta đã thấy giai đoạn chuyển giao này sẽ khiến cuộc sống của ta đi xuống rồi.
Trước kia đi làm fulltime 8 tiếng kiếm được 10 triệu thì nay làm một nửa chỉ kiếm được 5 triệu, tệ hơn là 3 triệu. Đó các bạn thấy chưa, lúc này cái thói quen tiêu tiền thời kì 10 triệu sẽ khiến cuộc sống vô cùng bức bách. Bạn buộc lòng phải sống với cái chất lượng kém đi. Đây tôi gọi nó là cái bẫy lương, lương trước khi đã níu chân bạn và khiến bạn cảm thấy quá khó để chấp nhận một cuộc sống mới. Và đến đây sẽ lại có một lượng các chiến hữu rời bỏ con đường xây cầu, quay lại với con đò thân thương.
Bạn thấy đấy, mới là trên tưởng tượng thôi mà kha khá người đã bỏ cuộc chứ đừng nói đến triển khai thực tế. Và bạn cũng đã cảm nhận thấy những người đã kiên trì bước theo con đường khởi nghiệp họ đã phải trải qua những gì hay chưa? Có phải là bỗng chốc họ may mắn và trở nên thành công không? Suốt những ngày đêm đấu tranh tâm lý, vô cùng khốc liệt khi 2 nửa con người trong ta cứ phải chiến đấu với nhau.
Thằng dài hạn thắng lấn át thằng ngắn hạn thì bạn sẽ rơi vào ảo tưởng vì hằng ngày bạn sẽ chết đói, cuộc sống lao dốc chết luôn, thằng ngắn hạn thắng bạn sẽ bước tiếp con đường lái đò chuyên nghiệp, và chỉ khi bạn dung hoà được thằng ngắn hạn bắt tay thằng dài hạn rồi hỗ trợ nhau thì lúc đó cuộc đời bạn mới vững trãi bước đi. Còn bao nhiêu bạn trụ được đến phút giây này, phút giây chuẩn bị tinh thần và vạch con đường thôi đã đầy thách thức? Nếu bạn còn ở lại thì chúng ta tiếp tục công cuộc xây cầu nhé, tinh thần bạn rõ ràng thì hành động mới rõ ràng được.
Bạn chắc chắn là bạn sẽ làm đến cùng để sở hữu cây cầu của riêng mình chứ? Nếu đáp án là CHẮC CHẮN, EM CÒN TRẺ EM CÂN ĐƯỢC TẤT thì hãy đọc tiếp nhé. ;) Vậy chúng ta đã phân bổ được thời gian để có thể dành thời gian ra xây cây cầu đầu tiên của cuộc đời mình. Thì để xây cầu chúng ta cần có điều gì? Các bạn nên nhớ 3 thứ đầu tiên đó là KIẾN THỨC ĐỂ XÂY CẦU, KỸ NĂNG XÂY CẦU, THÁI ĐỘ TRONG LÚC XÂY CẦU.

Và 3 thứ tiếp theo đó là: KIẾN THỨC ĐỂ KINH DOANH CÂY CẦU, KỸ NĂNG KINH DOANH CẦU, THÁI ĐỘ TRONG LÚC KINH DOANH CẦU. Bạn xây, người khác cũng xây, ta muốn thành công thì phải rèn luyện hội tụ 6 tiêu chí trên. Cây cầu bản chất nó là sản phẩm của bạn, nó là bát bún, nó là cái tivi, nó là cái xe máy,… Cây cầu giúp người qua sông thì bát bún giúp người no bụng, cái ti vi giúp người giải trí, cái xe máy giúp người di chuyển,…nó là thứ giải quyết được vấn đề của khách hàng.
Nhưng nếu bạn xây ra một cây cầu kém chất lượng thì đồng nghĩa bạn làm ra một bán bún không ngon thì làm gì có ai ăn? Bạn làm ra cây cầu tốt, nhưng người ta cũng làm ra cây cầu tốt mà bạn không biết kinh doanh cây cầu đó thì cầu sẽ chẳng có ai đi. Vậy bạn cần hoàn thiện cả cây cầu thật tốt và giỏi về kỹ năng kinh doanh nữa. Kiến thức ta lấy từ đâu? Đó là nhờ đi học, đọc sách, nghiên cứu, trong lúc làm đúc rút ra. Lấy những kinh nghiệm của người đi trước thành kiến thức của mình. Kỹ năng ta lấy từ đâu? Đó là trực tiếp làm, nhờ người cầm tay chỉ việc, rèn luyện làm đi làm lại thì kỹ năng sẽ thành thạo.
Thái độ ta lấy từ đâu? Từ con tim ta, từ mục đích ta xây cây cầu đó, tình giá trị sống ta muốn làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Vậy ta nên xây cây cầu gì đây? Nên chọn sản phẩm gì? Nên xây ở đâu? Nên chọn loại cầu nào? Câu hỏi này chính là câu hỏi mở ra một điều đó là giai đoạn Khởi nghiệp khác với Kinh doanh, và tôi muốn phân biệt cho các bạn. Kiến thức để khởi nghiệp chính là kiến thức để trả lời những câu hỏi trên, còn rất nhiều người đi học kiến thức kinh doanh thì đều không thể áp dụng được và không tài nào khởi nghiệp được. Vì kiến thức kinh doanh là kiến thức áp dụng khi cây cầu kia đã hoạt động ổn định rồi. Đó là kiến thức như quản trị người dọn dẹp cây cầu mỗi ngày, văn hoá người thu vé qua cầu, bảo trì bão dưỡng cây cầu, …, tiêu biểu như các kiến thức về hợp đồng quốc tế, kiến thức văn hoá doanh nghiệp, kiến thức quản trị nhân lực, kiến thức đấu thầu đàm phán,…
Nhiều người sẽ thấy rất hay khi được trang bị những kiến thức này nhưng thực tế nó không thể áp dụng cho giai đoạn xây cầu được. Vậy kiến thức khởi nghiệp là gì? Đó là cần phải hiểu về dòng sông, về nước chảy, về nguyên vật liệu xây cầu, về nhóm người đứng bên cầu kia là ai? Cây cầu này sẽ dành cho ai? Cho ô tô? cho xe máy? cho xe đạp? hay là cho con khỉ? Kiến thức về dòng sông chính là kiến thức về vận động giá trị của xã hội, kiến thức về tiền bạc, kiến thức về con người.
Chúng ta làm việc trong xã hội nhưng lại không hiểu xã hội vận hành kiểu gì? Chúng ta làm việc với tiền bạc nhưng lại không hiểu bản chất tiền là gì và vận động ra sao? Chúng ta làm việc với con người mà lại không trang bị kiến thức về con người? Thật kì lạ. Cái thằng giám đốc sau này chúng ta thuê về quản trị cây cầu chẳng cần biết ngày xưa chúng ta đã xây cầu như nào mà nó chỉ cần biết làm sao cho cây cầu đông khách và không bị nước cuốn trôi. Bạn thấy đấy, khác nhau rất nhiều.
Và tôi vẫn ví khởi nghiệp là đẻ con, và kinh doanh là nuôi con. Có những người đẻ con rất giỏi nhưng không giỏi nuôi con, và ngược lại. Khi ta trực tiếp tạo ra một cây cầu thì ta sẽ nắm rõ từng bước và hiểu được sâu sắc quy trình của khởi nghiệp điều này sẽ rất có lợi khi sau này ta trở thành một nhà đầu tư. Vì một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất khi chúng ta phát hiện ra sự tiềm năng của nó càng sớm càng tốt. Vậy bạn chưa từng khởi nghiệp thì sẽ rất khó đánh giá sự khả thi của một dự án khởi nghiệp khác để đầu tư. Một dự án còn thai nghén mà bạn thấy tiềm năng thì lợi nhuận là vô cùng lớn, khi đó rủi ro cao và bạn lại nhìn được những tố chất khắc phục rủi ro của người sáng lập thì đó là một dự án tuyệt vời. Cái này gọi là đầu tư hớt váng, váng sữa bò là phần ngon nhất, phần đầu tiên của thùng sữa và bạn đã chớp được nó.

Còn bạn nào muốn khởi nghiệp nữa không? Hay nản hết rồi? Nếu còn chiến tiếp thì tiếp tục nhé. Vậy để khởi nghiệp chúng ta cần trang bị rất nhiều thứ, càng đầy đủ thì tỉ lệ thành công càng cao, còn làm liều thì hên xui đôi khi thành công là vô tình làm đúng và khi thất bại thì đổi tại ngoại cảnh nước sâu khó đặt cầu. Nếu bạn muốn chắc chắc cho sự thành công thì tốt nhất chuẩn bị một cách bài bản và kỹ lưỡng, không phải vội, vạch ra thật rõ ràng, khi bắt tay vào làm là hạn chế bị lúng túng.
Đầu tiên là phải có kiến thức, không có kiến thức thì chỉ có chết đuối chứ khỏi xây, không thể thử xây rồi rút kinh nghiệm được, vì đời không đủ dài để làm điều đó. Kiến thức thì trên mạng xã hội không thiếu, youtube cũng rất nhiều, các chương trình hướng dẫn đều có hết, sách viết hàng ngàn cuốn và khi xưa để có được kiến thức bước ra đời tôi đã cày hết trang kho sách nói và đọc trên dưới 200 cuốn sách, xem hàng trăm video các nhà đào tạo khắp nơi trên thế giới. Mỗi cuốn sách, mỗi bài giảng như một mảnh ghép giúp tôi nhìn cuộc sống rõ ràng hơn. Nó giống như một trò chơi xếp tranh vậy, sau vài năm miệt mài thì tôi đã có được cái nhìn bao quát về cuộc sống, về dòng sông, về những người bên sông.
Tôi hiểu được về tiền, hiểu được về con người và vận động xã hội. Với những kiến thức đó tôi chập chững xây cây cầu đầu tiên cho riêng mình, và đó là lúc rèn luyện được kỹ năng, rất nhiều kiến thức không còn đúng với bối cảnh hiện nay và tôi phải hiệu chỉnh nó, nhiều kiến thức nước ngoài không đúng với người Việt Nam, tôi phải hiệu chỉnh nó. Ngôn ngữ nước ngoài cũng không giống ngôn ngữ Việt Nam, tôi lại hiệu chỉnh nó. Và tôi thấy mọi thứ thật tuyệt vời. Và bạn cũng hoàn toàn có thể bỏ công sức ra nghiên cứu và làm giống tôi.
Tôi tin rằng nỗ lực, kiên trì thì bạn sẽ làm được. Bạn có thể hỏi tại sao tôi không chia sẻ lại tất cả những đúc kết tôi có cho mọi người luôn đỡ phải mất công học quá nhiều như thế? Thực ra là có đấy chứ, tôi có dạy môn học Kiến Thức Nền, đây chính là môn tôi đúc kết lại một cách lộ trình bài bản phục vụ mọi người, chỉ có điều tôi không dạy cho tất cả thôi. Bạn có thể gọi tôi là ích kỉ đúng không? Các bạn ạ, tôi rất muốn nhét hết những điều tôi đúc kết lại suốt những năm qua cho mọi người, nếu gọi mỗi cuốn sách tôi đọc là máu của tác giả đi trước thì tôi đã ăn tiết canh rất nhiều, máu của tôi giờ thuộc loại tiết canh cô đặc.
Tôi không dám công khai toàn bộ kiến thức đó vì có rất nhiều kiến thức mà chỉ nên biết khi làm khởi nghiệp kinh doanh còn không kinh doanh thì không nên biết. Nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên đảo lộn. Đó là lý do tôi không giảng những kiến thức đó online mà những gì tốt cho mọi người và nên chia sẻ thì tôi đều viết thành sách và trả lời qua livestream cho các bạn rồi. Tôi chẳng tiếc gì mà không truyền lại thật nhiều người, nhưng tôi hiểu một điều với người lười biếng thì tôi có nỗ lực cho hết người đó thì cũng chẳng làm nên cơm cháo gì, với người thích ăn xổi ăn nhanh thì kiến thức tôi đưa cũng chẳng áp dụng được.
Kiến thức đó thì đâu có phải qua vài câu nói vài bài viết là xong đâu, hàng bao nhiêu ngày tháng mới có thể giải thích hết được. Nên tôi cũng chẳng mở những hội thảo thật đông để giải thích những kiến thức đó. Vô tác dụng thôi. Kim cương đặt vào tay một người không trân trọng nó thì chẳng khác gì một viên đá thông thường.
Tôi nghĩ rằng những người đủ cốt làm doanh nhân thì 1 là phải tự học được, tự đúc kết cũng như tôi vài năm tuổi trẻ thì sau này họ sẽ xứng đáng và đủ nội lực để vượt qua các thách thức lớn hơn. 2 là nếu muốn tiết kiệm thời gian và nhận thẳng đúc kết của tôi thì họ phải vượt qua được thách thức học phí của tôi. Với khoản học phí đủ lớn đó là minh chứng rằng họ tin vào tôi vì không tin tôi thì khỏi học, có học cũng chẳng vào. Với khoản học phí khủng đó thì chứng tỏ họ đã rất nỗ lực để có nó, minh chứng rằng họ thực sự quyết tâm đi theo khởi nghiệp. Đó là nguyên nhân học phí của tôi không hề rẻ. Và tôi cũng không quan tâm lắm có bao nhiêu người học, nhờ cách thức đó thì những học viên sau khi học đều khá chất lượng và tôi cảm thấy mình đã làm được điều thực sự tốt cho cuộc đời họ. Vậy đó là kiến thức, hãy chọn tự học hoặc là đi học người khác bạn nhé, bạn chọn đường nào cũng được, miễn là hợp lý với bản thân.
  
Tiếp đến đó là Môi trường, ta có kiến thức rồi mà ta lại không có môi trường năng lượng mỗi ngày để xây cầu thì cũng không ăn thua. Mỗi sáng ngủ dậy nghe tiếng chim hót véo von, làng quê tĩnh lặng, mọi người leo lắt bước đi thì nói thật là chẳng có tâm trạng nào mà làm việc. Những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến với năng lượng của một nhà khởi nghiệp. Đứng nhìn đường xá Hà Nội phóng xe ầm ầm thấy người vận động điên đảo thì dù bạn có muốn ngồi lười biếng cũng như bị đốt lửa vào mông vậy.
Nhìn những bạn khởi nghiệp khác nỗ lực từng ngày đặt từng viên gạch, từng thành cầu mỗi ngày thì có muốn lười biếng cũng chịu không nổi. Tôi xin phép khoe một chút về tổ hợp Z khởi nghiệp của chúng tôi nhé. Môi trường rất quan trọng, đó là nơi mà nhiệt huyết luôn bùng cháy, đó là nơi có những người bạn đồng khởi nghiệp, những người hiểu mình, những người luôn khích lệ mình sẽ làm được, những người tin rằng mình không hề bị điên. Chỉ có những người khởi nghiệp mới hiểu nhau.
Còn khán giả ngoài kia thì chỉ muốn lôi ta lên khán đài và làm khán giả cùng họ để lại chứng kiến những người khác xây cầu. Cười chê vào cây cầu bị đổ, ghen tức với những người xây thành công, nói bóng gió rằng toàn thằng may mắn,… Vâng cuộc sống của họ là để chứng kiến mà.

Không ai hiểu tầm quan trọng của năng lượng bằng những người khởi nghiệp. Mỗi khi mất năng lượng chúng tôi rơi vào hoang mang tột độ, nhưng đó là lúc những người đang khởi nghiệp khác ở bên, và đôi khi nghe họ chửi cho một trận thì bạn lại tràn đầy năng lượng và bước tiếp. Và thấu hiểu điều đó chúng tôi đã xây dựng nên môi trường khởi nghiệp Z. Nơi mà các dự án thai nghén từng phần, nơi mà chúng tôi hoàn thiện sản phẩm, nơi những bản vẽ cây cầu được phác thảo, nơi nỗ lực để sắm từng viên gạch đầu tiên. Một tổ hợp khởi nghiệp được hình thành tại Hà Nội ra đời là vì thế đó, toạ lạc ở độ cao hơn 100m và phóng tầm mắt khắp thành phố, nó khiến con người cảm thấy quyền năng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, phần lớn học phí thu về từ việc dạy học của tôi và đổ vào đây, tái đầu tư môi trường cho anh em sinh hoạt sau khi học Kiến Thức Nền khởi nghiệp.
Nếu bạn đang có môi trường năng động rồi thì tuyệt vời, còn nếu không thì hãy thử một lần ghé qua Z và cảm nhận môi trường này. Một môi trường của những gã điên.
 

Có môi trường rồi, có kiến thức rồi thì đó là vấn đề tận dụng thời gian tuổi trẻ, cuộc chiến xây cầu không còn là cuộc chiến giữa những người làm thuê và khởi nghiệp vì những người chấp nhận cuộc sống lái đò họ đã từ bỏ cuộc chơi lâu rồi, còn lại chỉ có những thợ xây mà thôi. Và giờ đây lại là cuộc đua của những thợ xây. Một dự án hay mà bạn khởi động chậm sẽ khiến nó trở thành lạc hậu và thiếu chỗ đứng, vậy cây cầu tốt xây ra mà có một cây cầu tốt tương tự đã có thì thật là tệ hại.
Để tăng tốc thì để xây một cây cầu có 1000 bước như nhau vậy làm sao để nhanh hơn? Chính vấn đề đó khiến chúng tôi nhức nhối, và giải pháp thì chúng tôi đã tạo ra luôn nơi ở tại toà nhà khởi nghiệp, và thế là những thành viên của Z sẽ không phải đi đi về về mỗi ngày.
Tiết kiệm được 2 tiếng và thế là 1 tuần sẽ dư ra 14 tiếng, đó là nguyên nhân thời gian dành cho công việc tương đương 9 ngày mỗi tuần.
Chúng tôi tạo ra lợi thế cho cuộc sống của mình. Vậy là kí túc xá đầy đủ tiện nghi, điều hoà, máy giặt, máy lọc nước RO, hát karaoke giải trí, xem phim bằng máy chiếu, nơi làm việc, bàn cà phê trên cao view khắp thành phố, bàn bida giải trí, phòng đào tạo training các kỹ năng thường xuyên, thư viện sách, internet tốc độ cao, những bạn bè đồng khởi nghiệp,… tất cả mọi thứ được hình thành và tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp. Và bạn còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết tổng chi phí cho tất cả sinh hoạt đó chỉ là 1 triệu đồng/tháng đã bao gồm điện nước sinh hoạt. Một khoản tiền mà thông thường ở trọ tại Hà Nội chỉ có một cái phòng vài mét vuông kê đủ cái giường.
Còn ở đây thì gần như không thiếu một thứ gì. Các bạn đã nỗ lực đi học Kiến Thức Nền vượt qua thách thức và bạn xứng đáng nhận được những tiện ích đó cho khởi nghiệp. Gần đây các dự án khởi nghiệp về thực phẩm và dịch vụ tại Z còn đưa Z lên một tầm cao mới khi có luôn phục vụ ăn uống, giặt giũ nội bộ và dường như bạn chẳng cần phải bước chân ra khỏi học viện Z để đi đâu cả, đặc biệt là những ngày nắng nóng tại Hà Nội khi mà điều hoà là thứ tồn tại duy nhất này.
Tự nhiên lại khoe về Z tại đây nhưng thực sự tôi rất tự hào với môi trường này, nơi mà chị gái tôi, em họ tôi, anh rể tôi theo học và khởi nghiệp, điều mà không phải nhà đào tạo nào cũng làm được. Nơi đây là nơi khởi nghiệp của những cái cây viết có tầm ảnh hưởng như Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Đăng Trung Hải, Nguyễn Đình Trưởng, Nguyễn Huy Tiến, Mai Xuân Phúc, Trần Trọng Quân, Nguyễn Thanh, …nhiều lắm không kể hết.
Thôi không khoe nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng, khởi nghiệp giai đoạn đầu rất nhiều thách thức, nếu có sự hỗ trợ bài bản sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian tuổi trẻ. Vì xét cho cùng khởi nghiệp sớm thành công sớm còn được hưởng thụ chút tuổi trẻ giàu có, thất bại thì cũng sớm có cơ hội làm lại, khi có tuổi rồi mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đó là xong về môi trường, năng lượng, kiến thức rồi nhé.

Còn bạn nào đang đọc không? Hay nghoẻo hết rồi. Rồi sau khi đủ hành trang thì bắt tay vào xây cầu nhé.
Xây xong thì cần học được quy trình tối ưu và tự động hoá cây cầu, đó là những kiến thức để làm cho cây cầu hoạt động một cách tự động. Bước này rất quan trọng vì nếu mà không tự động hoá được nó thì chẳng khác nào chúng ta tự làm thuê cho chính mình mãi mãi, cây cầu càng đông khách thì ta càng bận rộn. Thế thì lại lạc lối rồi còn đâu.
Những người làm khởi nghiệp bản năng thường hay chết ở khâu này, do ngay từ đầu không thực hiện các bảng mô tả bài bản mà làm hoàn toàn tự phát, sau này theo nếp rồi không thể nào xử lý cho hoạt động có quy củ được nữa, dẫn đến người xây cầu không thoát ra được. Vậy nên khởi động bài bản lúc đầu hơi cứng nhắc nhưng sau này tự động hoá dễ, còn khởi nghiệp bản năng thì lúc đầu rất nhanh nhưng về sau rất khó thoát ra được doanh nghiệp.

Nếu bạn làm được đến đây, tự động hoá được một cây cầu rồi thì điều đó là bạn đã hoàn thành một dự án kinh doanh dầu tiên. Chúc mừng bạn. Còn những người suốt ngày kêu đầu tắt mặt tối, làm đến 2h sáng thì chẳng có gì đáng nể cả. Họ là một người làm thuê chính thống cho bản thân thôi. Về già không làm được, ốm đau không làm được thì cầu sập. Hết phim. Đây là điều tuyệt vời nhất, sau vài năm bạn đã nắm vững các quy trình xây dựng một cây cầu, và cái đó gọi là kỹ năng có, kinh nghiệm có, kiến thức có, cầu thì lại tự động hoá rồi, tuổi trẻ thì vẫn còn, hãy bắt tay xây một cây cầu mới, và cứ như thế bạn lại tự động hoá cây cầu thứ 2, rồi cây cầu thứ 3,…
Và đây chính là khái niệm:
ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN THU NHẬP mà các bạn có thể đọc được ở đâu đó hoặc do những doanh nhân nổi tiếng nói đến. Khi có hàng loạt những cây cầu hoạt động tự động mang lại giá trị cho cộng đồng, mang lại hoa hồng cho người chủ thì tôi chẳng biết rằng cái khoản lương hưu mà bao người mơ ước có ý nghĩa gì ở đây?
Chúng ta sẽ đi du lịch và ở khách sạn 5 sao bằng tiền túi của chúng ta chứ tại sao phải chờ chế độ đãi ngộ của một công ty nào đó? Cuộc sống là những sự lựa chọn, tư duy chọn mục tiêu nào sẽ đưa ta đến những con đường của mục tiêu đó. Tại sao những đại gia từng trải, nhiều sóng gió đứng phát biểu không phải là bạn mà lại là thằng bạn của bạn? Tại sao chứ? Cuộc đời này điều tuyệt vời nhất là những thách thức, nó sinh ra là để phân loại con người.  
—— Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc ™ ⓩ
Link nguồn: https://www.facebook.com/Gemslight.Nguyen/posts/1024306887705475

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây