Trog bài đăng vào ngày 21/8, Facebook X.H khẳng định rằng “Không có ai thành công, hạnh phúc mà không theo đuổi kiên trì đam mê”, và cho rằng đa số chúng ta chọn ngành nghề quá muộn do không được hướng nghiệp một cách đúng đắn, không phát huy được tiềm năng.
Bài đăng nhận được nhiều like và share.(Ảnh chụp màn hình)
Nguyên văn lời đăng tải trên facebook: “Các em đều học những thứ mình không yêu thích và đam mê chỉ để lấy bằng, dẫn đến tình trạng không biết làm gì sau này”. “Tôi sẽ đốt bằng đại học của mình, bạn có ủng hộ không? Tôi đang rất muốn làm một việc gì đó để thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học Đại học của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt là dừng ngay việc xét tuyển thiếu hiệu quả, tốn kém tiền của và công sức của xã hội! Thứ nhất tôi muốn khẳng định rằng: Không có ai thành công, hạnh phúc mà không có đam mê và kiên trì theo đuổi đam mê đó! Có ai thành công, hạnh phúc mà không đam mê các bạn giới thiệu giúp tôi nhé, tôi nguyện cả đời làm nô bộc cho người ấy! Thực ra bây giờ các em chọn trường này, trường kia tức là nghề này nghề kia đã là quá muộn, bởi chúng ta đều không được hướng nghiệp một cách đúng đắn từ trước nên khó phát huy được hết tiềm năng của mình. Học những thứ mình không yêu thích, đam mê, học chiếu lệ, học chỉ để thi cho qua, lấy cái bằng… Chính vì thế nên cả đời chẳng làm nên công trạng gì! Chẳng có kỳ tích! Tại sao tôi đam mê kinh doanh mà tôi lại học Cơ khí Bách Khoa? Tại sao bạn tôi thích chụp ảnh bố mẹ nó lại cứ bắt nó học Y? Tại sao lại bắt “con cá” cứ phải học “leo cây”? Chúng ta hẳn muốn có nhiều người Việt như Ngô Bảo Châu, như Đỗ Hoài Nam, như Ánh Viên?
Đa số chúng ta đang sai lầm cơ bản về việc học, đặc biệt là học Đại học!
Học mà không biết học để làm gì, học chỉ để thi đỗ, thi đỗ chỉ để lấy bằng. Tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên, đa phần khi tôi hỏi em thích ra trường làm gì hoặc đam mê của em là gì họ đều không có câu trả lời, hoặc trả lời rất mung lung. Thực tế cho thấy, đa phần sinh viên hiện nay ra trường không biết làm gì. Một số chọn đi học…thạc sĩ, tiến sĩ… Thế nên số thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam mới khủng khiếp nhất thế giới!
Thời gian học Đại học là thời gian để các bạn học lấy một cái nghề, tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức chứ không phải chỉ chăm chăm giật lấy cái bằng, bằng mọi giá! Không một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nào lại chọn bạn chỉ dựa vào bằng cấp của bạn cả. Điều đầu tiên họ cần biết đó là con người bạn như thế nào, có phù hợp với công ty, yêu cầu công việc hay không? Kiến thức và kinh nghiệm của bạn họ còn xem xét sau. Bởi doanh nghiệp lớn họ sẽ đào tạo lại. Vậy nên bằng của bạn chưa có nhiều ý nghĩa trong công tác tuyển dụng. Nếu gia đình nhà bạn có một doanh nghiệp tương lai bạn sẽ điều hành, mà bạn đi học quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất…mà chỉ để lấy bằng thì doanh nghiệp nhà bạn sẽ sớm phá sản dưới tay bạn. Nếu bạn đi học Y mà bạn chỉ lấy cái bằng thì bạn sẽ để dao mổ ở bụng bệnh nhân rồi khâu vào nhiệt tình. Nếu bạn học Lâm nghiệp, Nông nghiệp mà học chỉ lấy bằng thì bạn sẽ cho phát triển cây thuốc phiện. …..Tôi muốn chứng minh rằng, bằng Đại học chỉ là tờ giấy, mục đích của việc học Đại học không phải là kiếm bằng mà là kiếm nghề
Vậy ngay bây giờ, các bậc phụ huynh và học sinh hãy dừng việc xét tuyển lại đi. Hãy cùng ngồi lại xem con em mình yêu thích nghề gì, đam mê lĩnh vực gì. Nếu bạn thích Y, năm nay trượt, sang năm thi lại, thi bao giờ đỗ thì thôi. Hoặc thi ở Việt Nam khó quá thì ra nước ngoài thi có thể dễ hơn. Đừng làm nguyện vọng qua Bách khoa học Cơ khí, có ngày mất tay hoặc qua Tài Chính học Kế toán, có ngày đi tù. Nếu bạn thích trồng trọt, chăn nuôi thì đừng đi học Giao thông, Xây dựng làm gì. Có ngày bạn cũng phải đi tù…
Nếu bạn dám đốt bằng đại học của bạn, tức là bạn tự tin vào con người mình, tự tin vào những gì bạn học được, tích lũy được, bạn là người có ích cho gia đình và xã hội! Tôi nguyện làm người tiên phong đốt tấm bằng Đại học của mình để gióng lên hồi chuồn thức tỉnh các bậc phụ huynh và các em học sinh. Các em hãy sống với đam mê của mình và các bậc phụ huynh hãy động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội sống với đam mê của họ. Đừng bắt họ phải học, phải sống cho quý vị.
Chúng tôi phải sống cho chính mình! Có thế chúng tôi mới có cơ hội làm nên kỳ tích! Chỉ cần 99 người ủng hộ, tôi sẽ tiên phong đốt bằng đại học của mình! Ngay và luôn! (Viết xong stt này mình lại đi giao trà cho khách thôi, đây là công việc mình yêu thích ^^)” Ngay sau khi đăng tải dòng tâm trạng của anh chàng lập tức được cộng đồng mạng quan tâm, chú ý. Nhiều người tỏ ra đồng tình với quan điểm của trên. Trên Facebook của mình ca sĩ Thái Thùy Linh chia sẻ: “Ai ủng hộ người bố trẻ này “đốt bằng đại học” để “gióng lên hồi chuông” với nền Giáo dục của Việt Nam?”. Cũng theo anh, việc học đại học không phải là kiếm bằng mà là kiếm nghề, đồng thời tích lũy kiến thức, kỹ năng và tu dưỡng chứ không phải lấy bằng bằng mọi giá, vì nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ đánh giá con người thay vì bằng cấp và kinh nghiệm do còn đào tạo lại – X.H chia sẻ tiếp. X.H cũng kêu gọi các bậc phụ huynh dừng việc xét tuyển, thay vì lãng phí thời gian và công sức hãy xem con em yêu thích và đam mê lĩnh vực gì, nếu không đạt thì thi lại, bằng kiểu bông đùa dí dỏm: “Đừng làm nguyện vọng vào Bách Khoa học Cơ khí, có ngày mất tay hoặc qua Tài Chính học Kế toán, có ngày đi tù”. Hồi đầu tháng 3 cũng đã có người đốt bằng du học Nhật
(Ảnh chụp màn hình)
Kết thúc bài, X.H viết “Các em hãy sống với đam mê của mình và các bậc phụ huynh hãy động viên, khích lệ cho con em mình có cơ hội sống với đam mê của họ. Đừng bắt họ phải học, phải sống cho quý vị. Chúng tôi sống sống cho chính mình, có thế chúng tôi mới có cơ hội làm nên kỳ tích. Chỉ cần 99 người ủng hộ, tôi sẽ tiên phòng đốt bằng đại học của mình ngay và luôn”. Cho đến giờ thì việc “đốt bằng” của X.H đã thu về hơn 3.000 lượt like (thích) trên facebook, vượt quá sức tưởng tượng so với con số dự trù ban đầu. Cách đây vài năm, có một cử nhân tiếng Anh bức xúc do sau 5 năm tốt nghiệp không có việc làm nên cũng đã đốt toàn bộ bằng và các giấy tờ liên quan.
Theo Baoduhoc
Chúng tôi trên mạng xã hội